Đường xưa mây trắng
Đường xưa mây trắng
- Chương 01 : Đi để mà đi
Đức Phật sau khi đã ngộ đạo và đang cùng với tăng đoàn trên đường trở về kinh thành, ghé qua vùng đất trước đây đã tu luyện để đón cậu bé chăn trâu Svastika (Cát tường, vạn). Cậu bé 11 tuổi ngày nào giờ đã 21 tuổi, có 3 đứa em, mong muốn trở thành tu sĩ, bắt đầu cuộc hành trình"đi để mà đi", giống như đức Phật ngày xưa khi rời khỏi kinh thành để tầm đạo.
- Chương 02 : Nghệ thuật chăn trâu
Mượn hình ảnh chăn trâu của cậu bé Svastika thông qua các việc tìm bãi cỏ, dòng sâu, dắt trâu, tắm trâu, chăm sóc đau bệnh ... để nói tóm lược về nội dung tu tập và phương pháp tu tập gồm: sáu trần không thể lung lạc mình (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - 6 căn), tìm thấy niềm vui trong 4 lĩnh vực quán niệm
- Chương 03 : Mớ cỏ kusa
Mô tả về cái duyên, đức tính và việc thu nạp một tu sĩ như Svastika, là một em bé thuộc giai cấp không được xếp loại trong xã hội thời bấy giờ. Giai cấp theo trình tự trong xã hội thời bấy giờ - 1 Bà la môn (Brahana - tu sĩ thông hiểu kinh Vệ Đà của Bà la môn) - 2. Sát đế lợi (Ksatriya - chính trị, quân sự) - 3. Phệ xà (Vaisy - giới buôn bán, trồng tỉa, chăn nuôi, tiểu công nghệ) - 4. Thủ đà (Sudra - làm các công việc nặng nhọc khác). Giai cấp không được xếp loại sẽ làm các công việc thấp hèn như chăn trâu, đổ phân, đắp đường, nuôi heo... Gặp lúc Siddhatta (Tất đạt đa) đang thiền định dưới cây pippala và ngưỡng mộ phong thái nhập thiền, cậu bé đã ước muốn đi theo ngài và đã tặng ngài mớ cỏ kusa để lót ngồi. 10 năm sau, Đức Phật đã quay lại đón cậu bé vào tăng đoàn.
- Chương 04 : Chim thiên nga trúng tên
Siddhatta kể chuyện cho cậu bé Svastika và cô bé Sujata (Tu già đa / Tu xà đa) - người đã mang sửa cứu Siddhatta tại bờ sông, khi Siddhatta tu khổ luyện. Câu chuyện về cậu em chú bác Devadatta (Đề bà đạt đa) đã bắn trúng chim và tranh giành với Siddhatta, người đã cứu chim và chăm sóc vết thương. Lý luận đầu tiên về tình yêu thơng của Đức Phật khi còn trẻ với muôn loài, kẻ yếu - kẻ mạnh / người thiện - người ác.
- Chương 05 : Bát sữa cứu mạng
Sau khi tu khổ hạnh (không khất thực, ăn uống, làm khổ thân xác) nhưng không nghiệm ra được pháp nào, Siddhatta quyết định xuống núi, vào làng khất thực. Khi xuống sông tắm, ngài đã ngã rạp trên bãi cỏ vì quá đói. May mắn thay, cô bé Sujata mang thức ăn vào cúng thần linh đã gặp đúng lúc và đưa bát sửa cho Siddhatta uống, nhờ vậy ngài đã tiếp tục sống và đắc đạo.
- Chương 06 : Bóng mát cây hồng táo
Đức Phật ra đời với việc báo mộng có voi trắng xuất hiện và đi vào bụng hoàng hậu Mahamaya (Manam Câu lợi) của vua Suddhodana (Tịnh phạn), vương quốc Sakya (Thích Ca) với kinh đô là Kapilavathu (Ca tỳ la vệ). Sau đó bé trai Siddhatta ra đời và được dự đoán sẽ trở thành một đức vua hoặc nhà lãnh tụ tinh thần của nhân loại. 8 ngày sau khi sinh, mẹ ông đã mất và dì ông là Mahapajapati (Ma ha ba xà ba đề) hay được gọi là Gotami (Kiều đàm di) lên làm hoàng hậu và nuôi nấng ông khôn lớn. Năm lên 9, Siddhatta được đi dự lễ cày ruộng đầu năm, thấy các tu sĩ đọc kinh Vệ Đà, ông thắc mắc và suy tư dưới bóng cây hồng táo, một biểu hiện làm vua cha hết sức lo ngại ở tuổi lên 9.
- Chương 07 : Giải thưởng voi trắng
Năm 14 tuổi, dì ông sinh thêm em bé Nada (Nan đà), ông rất vui khi có em bé và cùng vui chơi, học tập với các em trong hoàng tộc. Siddhatta học giỏi các môn dù sức mạnh không bằng Devadatta. Tuổi lớn dần càng quan tâm đến triết học và đạo Bà la môn, được các tu sĩ hướng dẫn hành lễ và đọc kinh. Một hôm ra ngoài chơi thấy một người rên la rồi mất do phải làm công dịch cho một tu sĩ Bà la môn rồi mới được làm phép sửa nhà, Siddhatta đã thay đổi nhận thức về giai cấp trong xã hội và không chấp nhận 3 giáo điều căn bản của đạo Bà la môn: Kinh Vệ Đà là thiên khải cho riêng người Bà la môn - Phạm Thiên là đấng tối cao ngự trị - Tế lễ có công hiệu vạn năng. Tuy vậy vẫn âm thầm học hỏi kinh Vệ Đà. Năm sau hoàng hậu Gotami sinh cho Siddhatta một cô em gái tên là Sundari Nanda (Tôn đà lợi).
Vua cha Suddhodana vẫn theo sát và thấy sự ưu tư của con đã tâm sự cùng với các hoàng thúc về Siddhatta, người kế thừa ngôi vị của vương quốc và được tư vấn là sẽ cho Siddhatta cưới vợ sớm. Vì vậy các cuộc thi được tổ chức, Siddhatta thắng cuộc và đã gặp nàng Yasodhara, người được sắp xếp để trao giải thưởng là con voi trắng cho Siddhatta trong sự bực tức của Devadatta.
- Chương 08 : Chuỗi ngọc
Siddhatta đã tặng chuỗi ngọc của mình cho Yasodhara sau khi đã tặng hết các phần thưởng, đánh dấu sự quen biết giữa hai người. Cả hai đồng điệu về suy nghĩ tâm linh, xã hội và giai cấp trước thực trạng xã hội, và mong muốn tìm ra giải pháp.
- Chương 09 : Con đường tâm linh và con đường xã hội
Đám cưới giữa Siddhatta và Yasodhara được tổ chức tưng bừng trong vương quốc Sakya. Sống trong cung điện riêng được vua cha xây dựng để hưởng lạc thú nhưng Siddhatta vẫn không hề cảm thấy niềm hủy lạc. Nắm bắt được tình trạng trong triều đình, vua cha phải nhân nhượng các triều thần, ngoài xã hội nhân dân đói khổ, bệnh tật, Siddhatta luôn tự thúc bách tìm ra con đường (đạo) căn cơ để cởi bỏ thực trạng này. Dần dần mọi hoạt động vui chơi giảm hẳn, trở lại với sự đơn giản mà Siddhatta đã vốn thế.
- Chương 10 : Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Nhiều lần vua cha Suddhodana cho Siddhatta tham gia triều chính với quan thần, nhưng chàng chỉ lắng nghe mà không hề nêu ý kiến tranh luận, vua cha hỏi, chàng đáp lại "Ở triều đình các quan thần vì tư lợi còn lấn quyền cả phụ vương, đến phụ vương cũng phải nhân nhượng họ thì con có góp ý cũng làm tình hình khó hơn cho phụ vương. Con cần phải tìm ra phương pháp đối trị căn cơ để giải quyết sự tư lợi này của các quan thần thì mới có thể phò giúp cha". Yasodhara hiểu được tâm trạng của chồng và dò hỏi anh về ý định ra đi, anh khẳng định sẽ ra đi vào một lúc thích hợp nào đó. Cùng lúc này, Yasodhara cũng báo tin nàng đã mang bầu em bé.
- Chương 11 : Tiếng sáo canh khuya
Thấm thoát cũng đến ngày Yasodhara mãn nguyệt khai hoa, chứng kiến cảnh la hét khi lâm bồn, một cửa ải sinh tử, Siddhatta phải thực hiện ngồi thiền trong tư thế hoa sen. Cuối cùng bé trai kháu khỉnh đã ra đời tốt đẹp được đặt tên là Rahula (La hầu la). Niềm vui lân lân khó tả khi lần đầu làm cha, tuy vậy Siddhatta cảm thấy sợi dây ràng buộc với cung đình ngày càng chặt hơn.
- Chương 12 : Con ngựa Kanthaka
Yasodhara đã khỏe lại bình thường sau khi sinh, cùng Siddhatta ra ngoài thành du ngoạn nắng ấm, gặp cảnh người đàn ông vật lộn với cái chết của bệnh dịch, cả Siddhatta và Yasodhara đều buồn bã vô cùng và trở lại trong cung. Tối đó nàng nằm mơ và thấy nhiều ác mộng trong đó có câu "Giờ đã đến, Giờ đã đến", bèn hỏi Siddhatta, chàng trấn an : "Anh biết em là người có chí khí, mạnh mẽ dường nào. Và em biết là anh yêu em đến dường nào. Dù anh ở đây hay có đi nơi đâu thì anh vẫn một lòng yêu em, em biết điều đó mà".
Sáng hôm sau chàng vào tâu với vua cha "Thưa phụ vương, con xin phép được xuất gia để tìm đạo". Cha giật mình, hỏi chàng : "Con nở đành lòng rời xa người thân, vương quốc của mình ?". Siddhatta đáp: "Con đi đây không phải cho một mình con. Con không ích kỷ đi trốn tránh nhiệm vụ của con. Chính phụ vương cũng không giúp được cho con giải tỏa các nỗi khổ đau dằn vặt trong con. Ngay cả nổi đau của phụ vương cũng không thể giải tỏa được". Chiều hôm đó, hoàng hậu Gotami được vua kêu đến nhằm níu kéo Siddhatta, tuy nhiên như có linh cảm, Yasodhara đã kêu chàng hầu Channa (Xa nặc) lo chuẩn bị ngựa Kanthaka cho Siddhatta. Đúng như linh cảm, vào đêm khuya khi Yasodhara vờ nằm ngủ cùng con, Siddhatta vén màn nhìn vợ con thật lâu như muốn nhớ thật sâu hai gương mặt, chàng sợ giây phút chia ly lại quyến luyến nên không từ biệt mà đi ngay, lúc đó ngài mới 28 tuổi.
- Chương 13 : Đạo tràng đầu tiên
Khi ra khỏi vương quốc Sakya, ngựa lội qua bờ sông, Siddhatta dùng gươm để cắt tóc của mình và dặn Channa đưa cho phụ thân cùng lời căn dặn phụ vương có niềm tin nơi mình. Chàng bắt đầu đi về phía ngôi rừng, thoáng thấy một chiếc áo choàng màu vàng nhưng đó là của người thợ săn chim sẻ chứ không phải của một sa môn (tu sỉ). Siddhatta đổi hoàng bào với chiếc áo và bắt đầu nghỉ ngơi, thiền tọa. Sáng dậy đã có một vị sa môn dáng khắc khổ chỉ cho chàng nơi tu sỉ nổi tiếng Alara Kalama (Ala ka lam) để chàng xin được chỉ giáo. Siddhatta đã gặp được vị cư sỉ nổi tiếng và được nhận làm đồ đệ. Lần đầu Siddhatta bưng bát đi khất thực và thọ thực dưới một bóng cây. Sau khi thọ giáo, ngài sa môn dạy cho chàng về lòng tin, sự tinh cần, cách thở và sự tập trung tâm ý. Alara Kalama bảo giáo lý của ta không phải là lý thuyết mà là sự hành trì. Cái biết của ta là cái biết của sự tự tri, tự chứng, tự đạt mà không phải là cái biết của lý luận. Thực hiện cho đúng các trạng thái thiền định, bỏ hết các vọng tưởng về quá khứ, tương lai và chỉ nhắm về hướng giải thoát mà thôi. Dù đã được thực hành nhưng phải mất hơn nhiều tuần ngài mới đạt được tâm an lạc khi thiền định, tâm tĩnh lặng như mặt hồ khi không có gió. Kế đến là phương pháp thiền định không vô biên xứ, trạng thái hiện tượng vật chất và mọi hình sắc đều tan biến, nhưng ông cảm thấy những tâm tư sâu kín vẫn chưa được kiềm chế. Alara Kalama đã nói đó đã là giới hạn của mình và mong Siddhatta ở lại tiếp tục tu luyện, nhưng chàng cần phải tu hành cao hơn và xin được ra đi tìm thầy cao hơn.
- Chương 14 : Vượt sông Hằng
Vượt sông Hằng (Ganga) và đi sâu vào hơn nội địa nước Magadha (Ma Kiệt đà), một vương quốc nhiều ẩn sỉ nổi tiếng, gồm tu khỏa thân và cả tu khổ hạnh, ngài không đồng tình với cả hai và đi đến kinh đô Rajagaha (Vương xá) để ẩn cư trên sườn đồi Panvada. Vua Bimbisara tìm đến ông sau một lần ông xuống núi khất thực vì có người theo dõi, đã mong muốn ông về cung đễ chia sẽ thực tập, nhưng ngài đã xin khước từ để tu tập cao hơn và nói rõ gốc gác cho vị vua kia. Sau hôm đó ông rời bỏ nơi ẩn cư và tìm đến đạo tràng của đạo sỉ Uddaka Ramaputta với gần bảy trăm vị đệ tử.
- Chương 15 : Khổ hạnh lâm
Uddaka Ramaputta tuổi đã 75 và được tôn như thánh sống, Siddhatta phải học lại từ đầu từ thấp lên cao, ông đã chứng minh mình tu tập được định vô hữu xứ và mong thầy chỉ dạy cao hơn. Cao sư cũng thấy tiềm năng của Siddhatta và chỉ dạy tận tình với mong muốn ngài sẽ kế thừa ông. Này Siddhatta Gotama, trong định vô hữu xứ, cái không không còn là không gian, cái không cũng không còn là tâm thức nói chung, mà chỉ còn là tri giá. Tri giác là tưởng, mà còn tưởng tức là còn đối tượng củ tưởng, còn tri giá là còn đối tượng của tri giác. Vậy con đường thoát là vượt được tri giác.
Trong vòng mười hôm Siddhatta đã thực hành được phi tưởng phi phi tưởng - trạng thái hữu tri và vô tri đều được loại trừ. Nhưng khi ra khỏi định thì cái nhận thức phi thường không thay đổi cái tình trạng của thực tại sinh tử. Định ấy chỉ là một nơi trú ẩn mà không phải là chìa khóa mở cửa thực tại. Uddaka Ramaputta mong ông ở lại tiếp nối nhưng Siddhatta cần tu tập cao hơn, ông quyết định tự tu vì không vị cao nhân nào có thể hướng dẫn ông những điều ông đang mắc phải. Ông quyết định đi đến một ngọn núi hạ thủ công phu tìm cho ra nẻo thoát, được vài tuần thì Kondanna (Kiều trần như) một người rất quý mến Siddhatta khi ông đến tu tại đạo tràng Uddaka Ramaputta, đến tìm cùng với năm người bạn. Siddhatta quyết định cùng tu khổ hạnh để mong tìm ra nẻo thoát nhưng sau nhiều tháng cơ thể gầy mòn, chỉ còn da bọc xương, Siddhatta không thể tìm ra được phương thức và quyết định không duy trì tu khổ hạnh nữa. Ông xuống sông tắm và gặp cô bé Sujata mang thức ăn vào cúng thần linh và đưa bát sửa cứu ngài qua khỏi khổ hạnh. Tự mình tìm kiếm con đường, buông bỏ mọi uy quyền của truyền thống và kinh điển, Siddhatta trở về sử dụng tất cả những kinh nghiệm thành bại của chính ông.
Rời bỏ ý định thoát ly thế giới hiện tượng, ông trở về để có mặt sâu sắc trong thế giới hiện tượng. Chìa khóa của sự giải thoát nằm ngay trong từng hơi thở, từng bước chân hoặc từng hạt sỏi bên đường. Đi từ quán chiếu cơ thể qua sự quán chiếu cảm giác, rồi đến quán chiếu tri giác cùng những hiện tượng sinh diệt khác của tâm ý. Cuối cùng ông tìm thấy tính cách bất nhị của nhân tâm, thân thể không còn là một thực tại riêng biệt nữa. Sa môn Gotama đã vượt thoát ý niệm về ngã mà kinh Vệ Đà đã kìm hãm bấy lâu nay. Thực tướng của vạn hữu là vô ngã, một từ ngữ không phải để chỉ định vật thể mà là một lưỡi búa đập tan xiềng xích của sự cố chấp. Nắm lấy nguyên tắc vô ngã Siddhatta Gotama như có lưỡi gươm thần trong tay.
- Chương 16 : Thì ra lệnh bà giả ngủ
Sau khi tìm ra Đạo Lớn, Siddhatta Gotama bắt đầu truyền bá đạo cho những người gặp gỡ trước đây. Sau đó trở về đón Svaskita về nơi ông đã đi tìm đạo. Từ đó cuộc sống tu luyện của người được kể lại cho tăng đoàn nghe và truyền lại đời sau. Trong đó có sự thật Yasodhara giả ngủ để thái tử Siddhatta ra đi không thêm quyến luyến, sầu bi, để chàng tìm được con đường giải thoát cho chúng sinh.
- Chương 17 : Chiếc lá pippala
Gotama tập trung hết định lực và quán chiếu vào nội thân:
* Thấy cơ thể là một dòng chảy các tế bào sinh khởi, trưởng thành và biến diệt. Không tìm thấy một cái gì đồng nhất, bất biến và có thể gọi là ngã tức vô ngã.
* Xen lẫn dòng sông cơ thể là dòng sông cảm thọ, mỗi cảm giác là một giọt nước. Những giọt nước cũng xô đẩy nhau trong quá trình sinh khởi, trưởng thành và biến diệt của chúng. Tự thân những cảm giác đó cũng vô thường và luôn sinh diệt như những tế bào
* Len lõi giữa dòng sông tế bào và dòng sông cảm thọ là dòng sông tri giác. Những giọt nước cũng xô đẩy nhau, tri giác đúng thì thực tại hiển lộ, tri giác sai thì thực tại chìm lặn.
* Con người đau khổ là do nhận thức: Vô thường thì cho là thường, vô ngã thì cho là ngã, không sinh không duyệt thì cho là có sinh có duyệt, cùng chung một tự tính mà cho là riêng lẻ, tách biệt.
* Quán chiếu những hiện tượng tâm ý thường được xem là nguồn gốc của các cảm thọ đau khổ: tâm lý sợ hãi, giận dữ, căm thù, kêu mạn, ganh ghét, tham đắm và u mê.
5 uẩn bao gồm Thân thể (sắc), Cảm giác (thọ), Tri giác (tưởng), Tâm hành (hành) và Nhận thức (thức). Tất cả đau khổ do sự thiếu hiểu biết gọi là vô minh, giải tỏa u mê cần phải có hiểu biết , hiểu biết này không phải là tri thức của suy luận, cái biết này là cái biết trực tiếp của kinh nghiệm, thực chứng. Sự hiểu biết này là công trình của quán chiếu, phương pháp giải trừ u minh gọi là bát chánh đạo.
Một hiện tượng kéo theo sự có mặt của tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ. Cái một bao hàm tất cả và tất cả được có mặt trong cái một. Giọt nước có mặt trong mây, gió, sông, biển nhưng không có một cá thể biệt lập, không có một cái ngã thường tại bất biến, đó là nguyên lý vô ngã, nguyên lý duyên sinh, vượt thoát ý niệm có không và sinh duyệt.
- Chương 18 : Sao mai đã mọc
* Thân: Sự có mặt của muôn loài, muôn chúng sanh trong chính tự thân ông và sự có mặt của chúng sinh ấy là sự có mặt của ông trong hiện tại, quá khứ, tương lai. Chúng sanh nhiều loài gồm sinh ra do thai, do trứng, do tụ họp biến hóa sinh ra, do chia cắt phân thân sinh ra. Đó chính là vô lượng vô thế giới.
* Sinh diệt, còn mất là những biểu hiện bên ngoài chưa từng đụng tới thực tướng của pháp. Như sóng có còn mất sinh diệt nhưng nước không hề có còn mất sinh diệt.
* Tâm: Chịu khổ đau do chúng sinh đang chịu đựng vô lượng khổ đau chỉ vì mỗi loài không biết rằng mình đang cùng chung một thể tính với mọi người và mọi loài khác. Hiểu biết và thương yêu là một. Muốn thương yêu phải hiểu biết. Hiểu biết là chìa khóa của giải thoát, muốn đạt tới hiểu biết phải sống thức tỉnh từng phút, từng giây để nhận diện và nhìn thấy những gì đang xảy ra trong ta và quanh chúng ta. Đó là chánh niệm. Có chánh niệm thì mới có chánh kiến (cái nhìn) có chánh tư duy(suy tư) có chánh ngữ (phát ngôn) có chánh nghiệp (hành động) có chánh tịnh tiến (đường đi chính) có chánh định (giải thoát). Đó chính là bát chánh đạo.
- Chương 19 : Trái quýt của chánh niệm
Đạo lớn là con đường của tỉnh thức. Sống tỉnh thức là sống trong giây hút hiện tại, thân và tâm an trú trong hiện tại. Ngược lại là sống trong quên lãng, sống mà không biết mình sống, không thực sự tiếp xúc với sự sống, bởi vì thân tâm mình không an trú trong hiện tại. Sống tỉnh thức giúp ta nhận biết sâu sắc hoàn cảnh của ta, hiểu biết dẫn tới sự chấp nhận và thương yêu người khác. Hiểu mình, hiểu người, hiểu vạn vật sẽ có tình thương.
Tỉnh thức trong tiếng Magadhi là budh, người tỉnh thức là Buddha (bụt), cây pippala là cây tỉnh thức nên gọi là bodhi, đoàn thể tỉnh thức: sangha
- Chương 20 : Nai ngọc
Đạo sáng này ngay trong tâm mình, tâm của chúng sinh chính là tâm của giác ngộ. Hạt giống tỉnh thức nằm ngay trong tâm của mỗi người. Chúng sinh không cần đi tìm sự giác ngộ ở bên ngoài, bởi vì mỗi sinh vật chứa đủ trong tự thân tất cả trí tuệ và hùng lực của toàn vũ trụ.
Được hướng dẫn theo dõi hơi thở để điều phục tâm ý trong lúc nóng giận, ngồi yên cho tâm trí tĩnh lặng, thiền hành nếm sự thảnh thơi, nhìn người thế nào để thấy - hiểu - yêu thương người khác.
- Chương 21 : Hồ sen
Pháp môn là cách truyền đạt đạo sao cho phù hợp với từng người. Biết tin 2 thầy trước đây đã mất, Bụt rời làng Uruvela (Lưu lâu tần loa) thuộc vương quốc Magadha (Mã kiệt đà) để đến kinh đô Baranasi (Ba la nại) vương quốc Kasi (Ca thi) để truyền đạo cho 5 người bạn cũ do Kondanna đứng đầu.
Svastika đã thuật lại việc tu luyện ở làng Uruvela, đến lượt Assiji (A thấp bà trí, A xả bà thệ, A xà du, Mã thắng) kể chặng đường 7 năm Bụt đạt đạo và đi hành đạo cho đến khi trở lại rước Svastika.
- Chương 22 : Chuẩn pháp luân kinh
5 vị môn đệ đầu tiên được nghe giáo pháp sau:
* Bát chánh đạo: 1.Nhận thức chân chính - 2.Tư duy chân chính -3.Ngôn ngữ chân chính -4.Hành động chân chính -5.Sinh kế chân chính -6.Chuyên cần chân chính -7.Niệm lực chân chính -8.Định lực chân chính
* Tứ diệu đế: 1.Sự có mặt của đau khổ (sinh lão bệnh tử) -2.Nguyên nhân của sự đau khổ (hỷ nộ ái ố) -3.Sự chấm dứt đau khổ (trí tuệ) -4.Con đường đi tới sự chấm dứt của đau khổ (Bát chánh đạo).
* 5 uẩn : 1.Thân thể (sắc) -2.Cảm giác (thọ) -3.Tri giác (tưởng) -4.Tâm hành (hành) -5.Nhận thức (thức).
- Chương 23 : Những giọt nước cam lộ
Yasa (Già xá), một thiếu gia ăn chơi, không tìm thấy an lạc trong cuộc đã bỏ nhà ra đi và gặp Bụt tại Vườn Lộc Uyển: Vạn hữu có đau khổ nhưng cũng có màu nhiệm là do thái độ sống và do cách nhìn sai lệch của con người mà có. Bụt đã hỏi khi Yasa muốn xuất gia:
* Người xuất gia sống cuộc đời thanh bạch và khiêm cung, không nắm giữ tiền bạc, ngủ trong am lá hoặc dưới gốc cây, ăn bất cứ thức ăn nào xin được và mỗi ngày chỉ ăn một lần. Con có thể sống được như vậy không? Da được.
* Người tu học cần đem hết tâm tư, nghị lực của mình để hoàn thành sự nghiệp giải thoát của mình, để có thể giúp đời và người, làm vơi bớt khổ đau trong sự sống, con có phát nguyện đi theo con đường ấy không? Con xin phát nguyện.
* Vậy ta sẽ cho con xuất gia. Người xuất gia trong giáo đoàn ta sẽ được gọi là bikkhu, người khất sỉ. Mỗi ngày đi xin thực phẩm là để tự nuôi sống mình, để tập đức khiêm cung và có cơ hội tiếp xúc với co người mà hướng dẫn họ trên con đường đạo hạnh.
Sau khi Yasa gia nhập giáo đoàn, cha ông cũng xin trở thành đệ tử tại gia đầu tiên, được thụ lãnh 5 giới - là căn bản tu học tại gia - sống và thực hiện: 1.Tránh tàn hại, sát sinh -2.Không gian lận, trộm cắp -3.Không tà dâm -4.Không nói dối -5.Không say sưa (rượu bia).
Sau đó mẹ của Yasa cũng trở thành đệ tử tại gia, các bạn bè của Yasa cũng kéo về Vườn Lộc Uyển xin xuất gia, vì vậy số lượng đệ tử trong giáo đoàn đã lên gần nghìn người.
- Chương 24 : Hãy đi như những người tự do
Phép duyên khởi là một phép quan trọng trong công trình tu tập. Vạn vật nương vào nhau để phát hiện, tồn tại rồi ẩn duyệt. Vì vậy trong cái một có tất cả, và cái tất cả cũng không thể có mặt nếu cái một không thể có.
Chúng ta là những người tự do, không vướng bận và ràng buộc vào bất cứ cái gì. Quý vị đã biết đường đi, quý vị hãy tinh tiến, dũng mãnh bước đi trên con đường ấy. Hãy đi để gieo rắc hạt giống giải thoát và giác ngộ.
Sau hiệu lệnh này, hàng nghìn sư môn đã phát tán đi khắp nơi để hoằng pháp. Số lượng người xuất gia nhanh chống tăng lên và đề ra nghi thức xuất gia: Cạo sạch đầu, khoác áo cà sa chừa vai phải, quỳ dưới chân khất sỉ và đọc 3 lần tam quy: "Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời này. Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết. Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyên sống đời thức tỉnh". Bụt - Pháp - Tăng chính là Tam bảo của Đạo Phật.
- Chương 25 : Đỉnh cao của nghệ thuật
Này các bạn, trong giờ phút này các bạn nên đi tìm cô gái hay là nên đi tìm chính các bạn? Sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại, nhưng tâm trí ít khi chịu an trú trong giây phút hiện tại. Tâm ta hay ưa trở về quá khứ hoặc vọng đến tương lai. Chỉ có một phương cách duy nhất để tiếp xúc với sự sống đích thực, đó là trở về với giây phút hiện tại.
Thổi sáo hay không phải chỉ bởi do tập nhiều. Sở dĩ tôi thổi sáo hay hơn ngày xưa là do tôi đã tìm được chính tôi. Nghĩa là tôi đã tìm ra được đạo giác ngộ. Em không thể đạt được tới chỗ tuyệt vời của nghệ thuật nếu em không lên tới được chỗ tuyệt cùng của tâm linh. Vì vậy muốn thổi sáo hay thì em phải tu học theo con đường tỉnh thức. Bụt đã 7 năm rồi chưa thổi sáo.
- Chương 26 : Nước cũng lên như lửa
Bụt trở lại Uruvela thăm lại nơi đã ngộ đạo và gặp đoàn tu Bà la môn do Kassapa dẫn đầu. Cuộc đối thoại của hai thủ lĩnh giáo đoàn xoay quanh về sự giải thoát lửa và nước theo triết lý của nhánh thờ thần lửa trong một nhánh Bà la môn.
Duyên sinh có mặt thì tụ họp: Nguyên ủy của một vật là vạn vật. Tôn giả hãy quan sát kỹ xem. Có bao giờ một nhân mà đem tới quả đâu. Nhân quả là trùng trùng. Ý niệm về một nguyên nhân duy nhất và đầu tiên là một vọng tưởng do sự thiếu quán chiếu mà ra. Này tôn giả, chiếc lá tôi cầm trong tay đây là do tất cả các pháp trong vũ trụ họp lại để tạo thành, trong đó có nhận thức của tôn giả.
Nhân duyên ta rã thì đi đâu? Từ lâu đã kẹt vào ý niệm atman, nghĩa là ý niệm về một cái ta thường tại bất biến. Chúng ta đã quen nghĩ rằng khi thân xác tan rã, các ngã ấy vẫn còn tồn tại và có thể trở về với nguyên gốc của nó. Vạn pháp từ nhân duyên mà sinh và cũng do nhân duyên mà diệt. Cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái này vắng mặt vì cái kia vắng mặt, cái này sinh ra vì cái kia sinh ra, cái này ẩn diệt khi cái kia ẩn diệt.
- Chương 27 : Vạn pháp đang bốc cháy
Có ngã hay không có ngã? Nhận thức về sự có mặt của ngã là một nhận thức sai lầm. Nhưng nếu tự ngã không có thì ta cần gì phải nhọc công tu tập? Giải thoát cho ai và ai là người được giải thoát? Nguyên do của khổ đau là vô minh, nghĩa là nhận thức sai lầm về thực tại. Con đường diệt trừ vô minh là quán chiếu thực tại để thực chứng được tự tính vô thường, vô ngã và duyên sinh của vạn vật. Đó là giải thoát, cần gì phải có tự ngã mới giải thoát được.
Nếu có người bên này sông muốn qua bên kia sông thì phải làm thế nào? Phải bơi hoặc chèo thuyền. Giả sử có người không muốn bơi cũng không muốn chèo thuyền mà chỉ đứng bên này sông khẩn cầu bờ bên kia, hy vọng bờ bên kia qua bên này cho mình bước chân qua thì tôn giả nghĩ sao? Không thực tế. Nếu không tu tập quán chiếu để diệt trừ vô minh và các phiền não khác thì ta không đạt tới bến bờ giải thoát được, dù ta có khẩn cầu suốt cuộc đời ta.
Đạo sỉ Kassapa sụp lạy Bụt và xin làm đệ tử cùng với 500 môn đệ Bà la môn của ông. Ngoài ra, hai em ruột của ông mỗi người cũng dẫn đầu 200 môn đệ vè quy tụ với tăng đoàn. Bài giảng ngọn lửa bốc cháy cho 900 đẹ tử: "Này các vị khất sỉ, tất cả vạn pháp đều đang bốc cháy. Cái gì đang bốc cháy? Sáu loại giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý đang bốc cháy. Sáu loại đối tượng của giác quan là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp đang bốc cháy. Sáu loại nhận thức là cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm và cái tư suy tư cũng đang bốc cháy. Bốc cháy bằng thứ lửa nào? Bốc cháy bằng lử tham dục, lửa hận thù, lửa ảo vọng. Tất cả cả đang bốc cháy theo những cái khổ của sinh lão bệnh tử, với đau thương, phiền muộn, lo lắng, sợ hãi và thất vọng. Này các vị khất sỉ, các vị đừng để tự bốc cháy theo ngọn lửa tham dục, hận thù và ảo vọng. Đừng để làm nô lệ chong dòng sinh diệt của giác quan, đối tượng và cảm thọ."
Tất cả đệ tử đều hân hoan với giáo lý giải thoát được hình tượng theo ngọn lửa trong Bà la môn.
- Chương 28 : Rừng kè
900 khất sỉ tại làng nhỏ Gayasisa quả thật là quá sức cho dân chúng trong làng, vì vậy Kassapa kiến nghị hành hương theo Đức Phật đến kinh đô Rajagaha của Magadha mất 10 hôm tạm cư tại Rừng Kè. Theo lời Bụt dặn tăng đoàn khi khất thực: xếp hàng, đi qua từng nhà không kể giàu nghèo, đợi 5 phút để cúng dường, nếu không có ai thì đi tiếp, lúc đợi phải quán niệm hơi thở, nghiêm trang, khi nhận thực phẩm chỉ lặng lẽ nghiêng mình cảm ơn mà không bình phẩm. Người cúng dường có hỏi gì về đạo pháp thì nói cơ bản, muốn tìm hiểu phải phát tâm tầm sư.
Vua Bimbisara hay tin đã tìm đến Rừng Kè cùng với nhiều quan thần, tu sỉ Bà la môn để nghe pháp. Kassapa thấy sự bàn tán liền làm lễ với Gotama để cuộc pháp đàm được tiến hành. Bụt giảng về đạo Tỉnh thức, về tự tính vô thường duyên sinh của mạng sống và của vạn vật, cùng con đường diệt trừ lầm lạc và khổ đau, con đường sống tỉnh thức. Tán thưởng, vua Bimbisara xin làm đệ tử tại gia tại gia và mời Bụt cùng tăng đoàn vào kinh thành Rajagaha để được cúng dường trong 10 ngày tới.
- Chương 29 : Muôn vật từ duyên sinh lại từ duyên mà duyệt
Tại Rừng Kè, khất sĩ Kondanna giảng về Tam bảo cho thiện nam tử, thiện nữ nhân: Bụt (Buddha): là người tỉnh thức cao độ, có tự do, an lạc, đủ tình thương và hiểu biết - Pháp (Dharma): Hiểu và thương là hoa trái đẹp đẽ nhất của đạo lý tỉnh thức - Tăng (Sangha): đoàn thể những người cùng nhau thực tập đạo tỉnh thức.
Trong thời gian này Bụt thu nạp hai đệ tử lớn là Sariputta và Moggallana là hai môn đệ Bà la môn của Sanjaya, cả hai đang lãnh đạo khoảng 200 tu sĩ. Sariputta nhìn thấy khất sĩ Assaji đang khất thực và đi theo, hỏi về đạo pháp, sau đó về bàn với Moggallana từ biệt Sanjaya, 200 tu sĩ cũng đi theo cùng gia nhập vào tăng đoàn với hơn 1250 đệ tử.
- Chương 30 : Venuvana
Tăng đoàn tiến vào kinh thành Rajagaha được dan chúng đón tiếp hân hoan, sau khi cúng dường xong, Bụt nói về 5 giới - không sát hại - không cướp bóc - không nói dối - không xâm phạm đến tiết hạnh người khác - không say sưa. Bụt kể về tiền kiếp cho lũ trẻ nghe về cây bông sứ, con cò, lũ cá tôm và con cua. Nhà vua Bimbisara chắp tay làm lễ và xin cúng dường một một mảnh vườn toàn tre Venuvana (Trúc lâm) để có nơi cho tăng đoàn làm nơi tu học, cư ngụ và hoằng hóa dân chúng.
- Chương 31 : Sang xuân ta sẽ trở về
Nhà vua Bimbisara nhiều lần đến thăm Trúc Lâm nhưng thấy các tu sĩ ngồi trong mưa tu tập nên đã cho xây dựng thành học viện làm nơi tu học, cư ngụ và hoằng hóa dân chúng. Từ đó việc tổ chức hoạt động của Pháp đường đi vào nề nếp : Buổi sáng đầu canh tư báo thức, rửa mặt xong, khất sĩ thiền tập tại chỗ, mọi người thiền tọa và kinh hành nhiều lần cho đến khi mặt trời lên tới đầu ngọn tre. Sau đó đi khất thực đến đầu giờ ngọ và tập trung tại thiền viện Trúc Lâm, mang bát đứng thành hàng dài và san sẽ thức ăn cho nhau, mọi người ngồi xuống bãi cỏ và bắt đầu thọ trai trong im lặng cho đến cuối ngọ. Mọi người quay quần bên Bụt, có khi Bụt giảng dạy, có khi các bậc đại đức như Kondanna, Assaji, Kassapa, Sariputta, Moggallana, Bhaddhiya, Vappa, Mahanama giảng dạy. Nghe xong mọi người sẽ ra về và có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó tiếng chuông báo hiệu thiền tọa và thiền hành, các thầy thực tập tham vấn đến đầu giờ Hợi. Bụt thường thiền đến nữa đêm. Xem thêm cách tính giờ ngày xưa tại đây
Một hôm có 2 người từ vương quốc Sakya được phái đến tìm Bụt là Kaludayi và Channa để xác minh tin tức Siddhatta đã trở thành giáo chủ của đạo lớn tại vương quốc Magadha. Kaludayi là bạn học cũ, còn Channa là người hầu năm xưa truyền đạt thỉnh cầu Bụt về quê hương, nhưng phải 3 tháng nữa hết mùa qua mới về được. Kaludayi trở thành đệ tử Bụt
- Chương 32 : Ngón tay chỉ mặt trăng
Một hôm Sariputta và Moggallana giới thiệu du sĩ quen là Dighanakha (không phải là đệ tử của Sanjaya là đạo sĩ nổi tiếng) sau đó đã tranh luận với Bụt các nội dung sau:
* Đạo tỉnh thức - là giáo pháp gì? Chủ thuyết gì? Kiến thủ là cố chấp vào một nhận thức hay một quan điểm.
* Giáo pháp của tôi chỉ dạy không phải là một chủ nghĩa hay một lý thuyết. Nó không hình thành do công phu suy tư và ức đạt của trí năng, như những chủ thuyết chủ trương về bản chất của vũ trụ là lửa, nước, đất, gió hay thần linh, hay cho rằng vuc trụ hữu hạn hay vô hạn...
* Đó là kinh nghiệm thực chứng, những gì tôi nói ra tôi đều đã thực chứng, mọi người có thể kiểm điểm lại bằng kinh nghiệm thực chứng của mình.
* Giáo pháp của tôi là một phương tiện đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại. Cũng như ngón tay chỉ lên mặt trăng không phải là mặt trăng, người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, cho rằng ngón tay là mặt trăng thì không bao giờ có cơ hội nào thấy được mặt trăng. Giáo pháp của tôi như một chiếc bè, phải sử dụng nó để đi sang bờ bên kia, bờ giải thoát.
- Chương 33 : Cái đẹp không tàn hại
Hai mẹ con tỳ thép của vua Bimbisara là ca nương Ambapali và con trai Jivaka đến gặp Bụt để chỉ giáo cho con trai và giải thoát nổi khổ đàm tếu của một ca nương rất xinh đẹp. 2 vị sư khác bị sắc đẹp làm bàng hoàn phải cúi mặt không nhìn vào ca nương, chỉ có Bụt là phong độ, đĩnh đạc, điềm tĩnh. Cảm mến đức tính này, Ambapali tâm sự tất cả đàn ông khi nhìn cô đều có ánh mắt bối rối, ao ước, muốn chiếm hữu, cô xin làm đệ tử tại gia. Bụt chỉ dạy "Nhan sắc cũng chịu quy luật sinh diệt và cũng sẽ tàn phai như bao hiện tượng khác. Của cải và sự giàu sang cũng vậy. Chỉ có niềm vui an lạc và tự do quán chiếu đem tới niềm vui chân thật mà thôi"
Sau đó, Sariputta hỏi về việc chế ngự bản thân khi gặp phụ nữ đẹp để Bụt giảng cho 2 vị sư kia. "Tự tính của vạn pháp vượt ra ngoài ý niệm đẹp và xấu. Đẹp và xấu là những ý niệm tạo ra do tri giác và nhận thức dung thường. Đối với những người quán chiếu và đạt đạo, cái đẹp vẫn là cái đẹp, những vị đã đạt tới giải thoát và tự do, họ không còn bị cái đẹp và cái xấu khống chế nữa. Không phải là họ dửng dưng không thấy cái đẹp; thực sự là họ không bị nô lệ cho cái đẹp. Nhìn vào cái đẹp họ thấy được những cái không đẹp góp phần tạo ra cái đẹp. Nhìn vào cái xấu, họ thấy được những cái không xấu đã góp phần làm ra cái xấu. Họ thấy được tính cách vô thường của vạn pháp, đẹp cũng như xấu, vì vậy họ không thấy những cái xấu làm cho chán nản cũng không bị cái đẹp làm cho đam mê. Đối với những người tu hành chưa đủ công phu quán chiếu, chưa có được bản lĩnh nhận thức, tôi muốn khuyên họ đừng gần gũi nữ sắc. Những vị này phải để hết thì giờ vào việc học hỏi và thiền tập. Chỉ có một cái đẹp không bao giờ bị hủy hoại theo thời gian đó là từ bi và hiểu biết."
- Chương 34 : Mùa xuân đoàn tụ
Ra đi lúc 28 tuổi, sau 7 năm học đạo, tìm đạo và đắc đạo, nay Siddhatta Gotama đang trở về quê hương Sakya, kinh đô Kapilavatthu. Vua cha, hoàng hậu, vợ con, anh em, các quan thần, các tu sĩ Bà la môn cùng toàn thể nhân dân chào đón Đức Phật ngày trở về quê hương. Tuy vậy tăngi đoàn vẫn bình tâm khất thực, Bụt thong dong tiếp nhận một củ khoai từ một bà lão nghèo. Vua cha Suddhodana vui mừng nhìn thái tử giờ đã là một vị lãnh tụ của giáo đoàn, nên chỉ hành lễ chứ không ôm.
Vua hỏi sao con về không vào thành luôn mà còn đi ăn xin vậy? Con đâu có đi một mình. Con đi với giáo đoàn, các vị khất sĩ. Con cũng là một vị khất sĩ nên cũng đi ăn xin như mọi người.
Nhưng tại sao con cũng đi ăn xin những nhà nghèo hèn như thế, dòng họ Sakya ta trong bao nhiêu đời có ai làm như con không? Thưa phụ vương, dòng họ Sakya không ai làm như thế, nhưng dòng họ khất sĩ thì ai cũng làm như thế. Thưa phụ vương, con đi khất thực là một phép tu nhằm thực hiện tinh thần khiêm cung và bình đẳng. Khi con nhận một củ khoai của một gia đình nghèo khổ, con cũng có thái độ cung kính như khi con nhận một món ăn sang trọng do một vị đế vương cúng dường. Thái độ cung kính này chứng tỏ rằng con có thể vượt ra khỏi sự phân biệt sang hèn, và cũng chứng tỏ rằng bất cứ ai dù nghèo hèn đến mấy cũng có thể đạt tới giải thoát và giác ngộ. Trong xã hội có nhiều sự chênh lệch về tài sản và quyền thế. Trong xã hội có rất nhiều bất công. Trong đạo pháp con tìm ra, mọi người đều được hoàn toàn bình đẳng. Đi ăn xin như thế này, con không làm nhân cách của con thấp thỏi đi mà trái lại, mà con làm cho giá trị của tất cả mọi con người được sáng tỏ ra. Thưa phụ vương, cong mong phụ vương nghĩ tới một đường lối chính trị mà trong đó phẩm giá của mọi người dân đều được tôn trọng". Vua cha há hốc miệng khi nghe con mình thuyết pháp, những lời đồn đại về Siddhatta thì ra đã là sự thật.
Cái hay của một lãnh tụ khi gặp mặt lại những người thân trong gia đình là vẫn như 1 thành viên, kính cẩn và ôn tồn. Rahula được mẹ Yasodhara chỉ bảo "ông thầy tu đó chính là cha của con" và chạy đến với cha. Bụt trasicon trai và vua cha cùng đi đến hoàng hậu Gotami, vợ Yasodhara và em gái Sundari Nanda đang chờ. "Mẹ! Em!" Cả mẹ và vợ đều rơi nước mắt. Bụt tiến tới nắm tay Yasodhara, bà cảm động đến run rẩy trong tay bụt. Khi mọi người an tọa, Bụt mới lên tiếng: "Thưa phụ vương, con đã về. Thưa mẹ con đã về. Gopa, em thấy không, ta đã về với em." Lúc ấy hai người phụ nữ mới òa lên khóc, những giọt nước mắt sung sướng, Bụt để yên cho họ khóc. Người gọi Rahula đến ngồi cạnh người, và vuốt tóc chú bé. Sau đó Bụt kể về quá trình 7 năm học đạo, tìm đạo và đắc đạo cũng như truyền đạo.
Vua cha ngỏ ý muốn xây cất tịnh thất ở công viên Nigrodha cho giáo đoàn để Bụt ở lại vương quốc lâu ngày để giáo hóa. Đồng thời mời tăng đoàn đến hoàng cung để thọ trai và nghe Đức Phật giáo hóa.
- Chương 35 : Ra nhìn tia nắng sớm
Ngày trai tăng đã đến, cả hoàng thành của chào đón Bụt và tăng đoàn. Sau khi thọ trai, Bụt quán chiếu tâm ý của đại chúng và giảng giải cho mọi người nghe về kinh nghiệm học đạo, tìm đạo và tu đạo của người, những điều mà ai cũng muốn được nghe. Rồi Bụt khai thị cho mọi người về vô thường, vô ngã , duyên sinh của vạn vật, nghĩa là căn bản trong công phu thiền tập. Con đường quán chiếu và thực tập tỉnh thức là con đường duy nhất có thể đưa đến sự diệt khổ và thực hiện an lạc. Tế tự và cầu nguyện không phải là phương thức hữu hiệu để đạt tới giải thoát. Sau đó Bụt giảng về 4 sự thật căn bản: khổ - nguyên nhân của khổ - sự chấm dứt đau khổ - con đường diệt khổ. Ngài khai thị thêm về khổ đau và vô minh, chỉ có hiểu biết và tình thương là giải thoát khổ đau và sống đời an lạc, mầu nhiệm.
"Chỉ vì ta tự giam hãm ta trong thế giới đau khổ cho nên ta mới không tiếp xúc được thế giới màu nhiệm". Phá được vô minh ta sẽ có được niết bàn là an lạc và giải thoát.
- Chương 36 : Bông sen duyên kiếp
Yasodhara và hoàng hậu Gotami đã sắp xếp một buổi thuyết trình của Bụt tại gốc cây hồng táo cho các em bé, nơi Bụt đã ngồi suy tư cách đây 29 năm khi ngài là một cậu bé 7 tuổi. Bụt kể về tiền kiếp: "Có chàng trai Megha đức hạnh muốn trở thành một tu sĩ để giúp đời giải thoát sự đau khổ. Một hôm biết có một vị đại đức đang du đạo trong thành, chàng quyết tâm đến xin được xuất gia. Trên đường đi nghĩ rằng phải có vật gì để cúng dường để thể hiện thành tâm với đại đức, chàng nhìn thầy một thiếu nữ xinh đẹp đi ngang, tay cầm một bó hoa sen có 7 bông. Chàng hỏi cô để xin mua lại cúng dường, cô nói cô không bán và cô chỉ mua 5 bông, 2 bông kia cô vướt trong vườn nhà mình. Megha xin mua lại 5 bông hoa, cô cũng không chịu, chàng năn nỉ và hứa sẽ làm cho cô vui lòng nếu cô nhường lại bông cho chàng cúng dường. Cô gái nói rằng cô đã yêu chàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, cô chưa hề có cảm giác như vậy trước đây bao giờ, cô muốn chàng sẽ là chồng cô đời đời kiếp kiếp. Chàng trai đồng ý, chàng nói chàng cũng yêu nàng, nhưng chàng thỉnh cầu nàng khi nào có cơ hội đến chàng sẽ đi tu học để giúp đời và nàng đã đồng ý. Cả hai cùng đi đến vị đại đức, nhưng không thể xen vào được, chàng bèn dùng hết sức ném 5 bông sen và may thay rơi trúng vào tay đại đức, chàng lại quăng 2 bông sen của cô gái và may thay cũng trúng tay đại đức. Đại đức nói rằng, tấm lòng của con ta đã ghi nhận và cô gái kia hãy nhớ lời hứa của mình, tạo điều kiện cho chàng tai tu học khi cơ hội đến. Không lâu sau đó chàng trai đã xuất gia và trở thành một đạo sĩ lớn giúp ích rất nhiều cho dân chúng, nhân loại."
Kể xong Bụt nhình Yasodhara làm bà hết sức cảm động, hoàng hậu Gotami cũng biết điều đó, bà nói với lũ trẻ: "Các con có biết chàng trai kiếp trước đó là ai không? Đó chính là Bụt đây. Còn cô gái đó chính là lệnh bà Yasodhara đây".
- Chương 37 : Một niềm tin mới
Sau khi đã hoằng hóa hơn mấy tháng tại kinh thành Kapilavathu, đến lúc Bụt cùng tăng đoàn phải rời đi, vua Suddhodana bàn với Bụt cho Nanda xuất gia để rèn thêm nhận thức độc lập và tính cương quyết của một nhà chính trị. Rahula thiếu tình thương của cha nên muốn ở nhiều bên người, nên được cho xuất gia và trở thành chú tiểu đầu tiên, được kèm cặp bởi đại đức Sariputta.
Vua cha và hoàng thúc mong muốn Bụt nối ngôi khi ngài thuyết pháp về đức trị và pháp trị. Bụt đáp lại "Phụ vương, con không còn là người của một gia đình, của một dòng họ hay của một vương quốc nữa. Bây giờ đây gia đình của con là nhân loại, nhà của con là trời đất và địa vị của con là một ông thầy tu sống nhờ vào hạt cơm bố thí của mọi người. Con đường mà con đã chọn là con đường của ông đạo sĩ chứ không phải con đường của một nhà chính trị. Con nghĩ con sẽ phụng sự cho nhân loại được bền bĩ hơn với tư cách củat một người tu". Hoàng hậu Gatomi và Yasodhara rất cảm động và đều thấy Bụt nói đúng.
- Chương 38 : Ôi hạnh phúc
Bụt đã rời vương quốc Sakya nhưng vẫn còn hoằng hóa ở miền bắc vương quốc Kosala. Nhiều thanh niên hoàng tộc đã cùng đi theo Bụt có Mahanama, Anuruddha, Baddhiya, Bhaga, Kimbala, Devadatta và Ananda, tất cả 7 người. Đặc biệt Anuruddha muốn đi và xin mẹ, mẹ nói phải rủ được Baddhiya đang làm trấn thủ các tỉnh phương bắc. Anuruddha nói "Do anh mà mẹ tôi không cho tôi đi tu - Ơ sao lại do tôi vậy anh bạn - Mẹ tôi nói phải rủ anh đi cùng bà mới cho.". Baddhiya xin bạn 7 năm, rồi 3 năm, 7 tháng rồi 7 ngày để sắp xếp cùng đi. Một sự rũ bỏ chức quyền, danh vọng, tiền tài, lối sống giàu sang để đi tìm sự tự do, thanh thản và làm điều ích cho đời. 7 vị này cùng đi đến biên giới thì gặp thợ hớt tóc Upali hỏi đường sang Kosala, sau đó cho lại anh tất cả quần áo, trang sức, vàng bạc để anh sống được cả đời. Đến lượt Upali lại treo châu báu lên cành canh để lại cho người khác, vì anh nghĩ rằng 7 người kia trút bỏ tài sản dễ dàng như vậy để đi theo đạo thật kỳ diệu, tài sản này mình giữ có thể gặp họa và quyết định đi theo. Đến gặp Bụt, Anuruddha xin cho Upali xuất gia trước để loại bỏ sự kỳ thị trong đầu 7 vị hoàng thân về thân phận nghèo hèn của Upali.
Baddhiya làm trổng trấn nên tu rất tinh tiến, một đêm nọ hét lên "Ôi hạnh phúc, ôi hạnh phúc". Sáng hôm sau Bụt hỏi, ông trả lời "Thế tôn, ngày trước làm tổng trấn, con sống trong giàu sang, phú quý và có nhiều quyền lực. Vậy mà lúc nào con cũng thấy sợ hãi, lo lắng, thiếu an ninh. Bây giờ đây một mình, ngồi dưới bóng cây trong đêm vắng, vậy mà con không hề cảm tưởng nghi ngại hay sợ hãi. Con cảm thấy một sự thảnh thơi và an lạc chưa bao giờ từng có. Trong thiền định hôm qua con đã thấy được niềm an vui như thế nên hét lên "ôi hạnh phúc, ôi hạnh phúc".
Giữa mùa an cư năm ấy, Bụt cũng đã thu nạp một nhân tài lỗi lạc là Mahakasspasa, là con trai một thương gia giàu có bậc nhất Magadha. Một hôm khi thức giấc, ông thấy vợ ông ngủ trên võng và tay thả xuống đất, phía dưới là một con rắn độc đang bò tới, rất may nó trườn đi chỗ khác. Hai vợ chồng suy tư rất nhiều về vô thường, duyên sinh nên quyết định xin làm đề tử Bụt, nhưng vợ ông cần đợi thêm thời gian.
- Chương 39 : Ba lần thức dậy trời vẫn chưa sáng
Có anh chàng tên là Sudatta người thuộc vương quốc Kosala, là thương gia giàu có từ thủ đô Savathi nơi quốc vương Pasenadi trị vì, được cả nước tôn là Cấp Cô Độc vì nổi tiếng hào hiệp, che chở cho người nghèo. Chàng hay sang Magadha làm ăn với anh vợ ở thủ đô Rajagaha, một hôm thấy anh chồn chuẩn bị thiết đãi tiệc chay rất chu tất, hỏi ra mới biết là cúng dường Bụt và tăng đoàn, tối đó không ngủ được, thức dậy 3 lần trời vẫn chưa sáng, chàng quyết tâm đến Trúc Lâm để đón Bụt. Lúc này Bụt đang thiền hành liền hỏi, có phải Suddatta không? Chàng đáp lời và kể lại câu chuyện cho Bụt nghe. Chàng xin Bụt ngày mai lại đến nhà anh vợ để anh được cúng dường, trong ngày cúng dường anh lại xin Bụt và tăng đoàn về nước Kosala để thuyết giáo cho dân chúng.Việc ăn ở anh sẽ lo liệu và xin đại đức Sariputta cùng đi trước để chuẩn bị, cả hai đi bộ hết một tháng mới về Savathi.
- Chương 40 : Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng
Suddata đi xem nhiề nơi nhưng không đẹp đẽ và yên tịnh như lâm viên của thái tử Jeta nằm sát cạnh thủ đô Savathi. Hôm ấy ông đánh liều đến gặp thái tử đang tiếp một vị quan và kể rõ lại câu chuyện của mình. Thá tử Jeta nửa thật nửa đùa "Nếu ông có thể lót vàng hết khu đất này thì tôi sẽ bán cho ông", ông chấp nhận và nói ngày mai sẽ đến lót vàng, làm thái tử phân bua chỉ nói đùa vì không nghĩ ông có nhiều vàng đến vậy. Nhưng Suddata bảo rằng "Ngài là tháu tử, không thể không giũ lời" dưới sự chứng kiến của viên quan kia. Thế là Suddata đem vàng đến lót, lót được 2/3 thì thái tử hết sức sửng sốt về số vàng cũng như tâm nguyện của người này, nên đề nghị 1/3 còn lại sẽ góp vào trông cây và đặt tên vườn là "Vườn Anathapindika với cây của Jeta" hay còn gọi là tu viện Jetavana. Suddata mời thầy Sariputta đến xây dựng và trong 4 tháng sau đó đã đón Bụt và tăng đoàn.
Trong đạo trình đến Savathi, Bụt và tăng đoàn có gheo vào vườn xoài theo lời mời thọ trai của ca nữ Ambapali. Hôm đó bà đã từ chối yêu cầu ăn cơm chung với các vương tử dòng họ Licchavi, những người đòi trả trăm ngàn đồng tiền vàng cho bửa cơm ấy. Sau khi bị từ chối, họ đã hỏi và tìm đến Bụt, sau đó đã xin làm đề tử tại gia của Bụt.
- Chương 41 : Ai có thấy mẹ tôi ở đâu không?
Trên đường đến Savathi, Bụt và tăng đoàn đã gây sự chú ý rất nhiều một phần trước đó Suddata đã thông báo với người dân trên đường Bụt đến cách đây đã 6 tháng. Tại tu viện Jetavana, Bụt khen ngợi công đức của Suddata, Jeta rất lớn, hoàng hậu và em gái Jeta cũng có mặt trong ngày khai viện. Sự có mặt của tăng đoàn và tu viên đã trở thành đề tài bàn luận của mọi người tại đây, nhiều người thấy phấn khởi với đạo pháp tỉnh thức nhueng cũng có nghiều người còn nghi ngờ. Một hôm có người thất thần, cơ thể tàn héo vì con trai duy nhất của mình, đến gặp Bụt và khóc lóc "Con ơi con ở đâu?", Bụt nói "Đời là như thế đó, này ông bạn, hễ có thương là có khổ.". Người đàn ông không chấp nhận lời Bụt, ông ta phản đối và nói thương không làm cho người ta khổ", sau đó bỏ đi mà không cho Bụt có cơ hội để giải thích về lời người vừa nói. Ông ta ra chốn đông người và hỏi mọi người lời Bụt nói có đúng không và mọi người đều cho là sai, sự việc đến tai các quan thần, sau đó đến tai đức vua, đức vua hỏi hoàng hậu đúng như thế không và ông định sẽ đi gặp Bụt.
- Chương 42 : Không hiểu biết thì không thể thương yêu
Vua Pasenadi đến thăm Bụt và được người giáo pháp:
* Sự tỉnh thức không tùy thuộc vào tuổi tác và năm tháng không quyết định được sự có mặt của giác ngộ. Đại vương có những cái bé nhỏ mà ta không nên khinh thường: một vị vương tử bé, một con rắn con một đốm lửa nhỏ và một nhà tu trẻ.
* Cuộc đời cần đến sự yêu thương nhưng không phải sự yêu thương dựa trên căn bản của của dục vọng, đam mê và vướng mắc, của phân biệt và kỳ thị. Đại vương, có một tình thương mà cuộc đời rất cần đến là lòng từ bi (maitri - karuna). Tình thương mà người đời hay nói tới là tình thương giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa những người cùng trong họ hàng, cùng thân tộc, cùng giai cấp hoặc cùng quốc gia. Vì tình thương ấy còn dựa vào ý niệm "tôi" "và của tôi" cho nên bản chất của nó còn vướng vào sự vướng mắc và phân biệt. Vướng mắc cho nên lo lắng đến những bất trắc dù chúng chưa đến, vướng mắc cho nên gánh chịu những sầu đau và thất vọng khi có những bất trắc xảy đến. Phân biệt cho nên có những thái độ nghi kỵ, hờ hững và ghét bỏ đối với những người mình không thương. Vướng mắc và phân biệt là nguyên nhân của khổ đau, khổ đau cho mình và khổ đau cho người.
* Từ là thứ tình thương có thể đem đến cho người khác, bi là thứ tình thương có thể làm vơi đi nổi đau của người khác. Trong từ và bi không có sự phân biệt ta và không ta, của ta và của không của ta. Vì không phân biệt nên không vướng mắc, từ và bi không gây lo lắng sầu khổ và thất vọng, chỉ có đem lại niềm vui và giảm bớt sự đau khổ, sẽ có an lạc, hạnh phúc và tươi vui.
* Cố nhiên là đại vương phải thương yêu gia đình hoàng gia và dân chúng của đại vương. Đại vương thương yêu và chăm sóc cho các hoàng tử và công chúa. Điều đó không ngăn cách đại vương thương yêu và chăm sóc các thanh niên trong vương quốc của đại vương nhất là khi có sẵn các phương tiện như đại vương.
* Không ai cấm cản chúng ta thương yêu, nhưng ta phải biết quán sát để thấy được bản chất tình thương yêu của chúng ta. Tình thương yêu theo lẽ thường phải làm cho người được thương yêu có an lạc và hạnh phúc, nhưng nếu chỉ là đam mê, là ích kỷ, là ý chí chiếm hữu thì tình thương này không thực sự là tình thương. Trái lại nó làm cho kẻ kia cảm thấy tù túng, lệ thuộc, mất hết tự do, mất hết phẩm cách của một người có tự do. Tình thương này chỉ là tù ngục, nếu người được thương không có hạnh phúc, dần dần sẽ biến thành sự ghét bỏ và hận thù.
* Mỗi khi thấy dân chúng khổ đau và bệnh hoạn, chết chóc, ngài cũng không thể không thấy khổ đau? Trước hết ngài nên biết rằng những khổ đau do tình thương có bản chất đam mê và vướng mắc đem lại nặng nề hơn và to lớn gấp muôn vạn lần những khổ đau mà lòng từ bi làm phát khởi trong lòng ta. Kế đó đại vương phải phân biệt hai loại khổ đau: một loại khổ đau hoàn toàn vô ích và chỉ có công dụng tàn phá cơ thể và tâm hồn người, một loại khổ đau nuôi dưỡng được lòng từ bi, ý thức trách nhiệm và đưa tới ý chí hành động diệt khổ. Đại vương, sự xót thương rất cần cho con người. Không biết xót thương thì không thể còn là con người, vì vậy những đau khổ do lòng xót thương đem lại những khổ đau cần thiết và có lợi lớn.
- Chương 43 : Máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặn
Một hôm tăng đoàn đang hoàng hóa, một chàng trai gánh phân tên Sunita đã ngưỡng mộ Bụt từ lâu nhưng không dám đến gần vì sợ làm ô uế ngài và tăng đoàn, nên đã rẻ đi lối khác khi gặp Bụt. Bụt đã thấy từ xa nên muốn độ cho người này, bèn rẽ qua lối đó, thầy Sariputta cũng rẻ theo Bụt, thêm một thầy khác nữa, còn lại tăng đoàn đứng im quán chiếu. Sunita thấy Bụt trước mặt và tăng đoàn đằng kia thì không còn cách nào để tránh nên bèn đi về phía bờ sông, để lại gánh phân trên bờ, chàng lội xuống sông. Bụt biết tâm trạng chàng và nói "Chúng tôi đã đi tu rồi, chúng tôi không còn phân biệt giai cấp. Bạn cũng như tất cả chúng tôi, chúng tôi không bị ô uế đâu. Sunita này, nếu bạn muốn, bạn có thể trở thành một vị khất sĩ giống như chúng tôi". Sunita đáp lại rằng "Đay là lời nói dễ thương nhất mà con được nghe trong cả đời mình, con xin được gia nhập tăng đoàn". Sau đó Sanita được cho xuất gia ngay tại bờ sông, dưới sự chứng kiến của cả tăng đoàn và người dân bia kia bờ sông. Câu chuyện người gánh phân được gia nhập tăng đoàn trở thành tâm điểm của kinh thành và đến tai vua Pasenadi và ông đã đến hỏi lại Bụt vì dù rằng ông đã có thiện cảm với Bụt nhưng còn có nhiều giáo phái khác trong triều đình.
Vua đến tu viện Jetavana, gặp ai cũng cũng làm lễ và vị khất sĩ nào cũng đáp lễ với phong thái ung dung, điềm đạm, tự tại, vua càng tin tưởng vào Bụt hơn. Khi đi tới nữa đường, vua gặp một tu sĩ ngồi giảng pháp trên phiến đá cho mấy chục tu sĩ bên dưới, phong thái rất đoan nghiêm và sáng rỡ, ông định lát sau sẽ ghé lại. Khi gặp Bụt ông hỏi đó là ai, Bụt bảo là Sunita làm nhà vua rất bất ngờ, và câu trả lời mà nhà vua thắc mắc là đó. Vua không ngờ giáo pháp của Bụt thật thâm diệu: "Trẫm chưa từng thấy vị đạo sư nào có cái nhình và tầm tay mở rộng như ngài". Bụt nói "Đại vương, trong đạo lý giải thoát, không có sự phân biệt giai cấp và chủng tính. Trước mắt con người giác ngộ, chúng sinh đều bình đẳng. Máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặn, tất cả chúng ta đều là con người. Ta phải tìm cách để mọi người đều có cơ hội đồng đều và vươn tới thực hiện những hoài bảo của mình củng như hoàn thiện nhân phẩm của mình, vì vậy cho nên tôi đã đón nhận Sunita vào giáo đoàn khất sĩ". Vua Pasenadi đã hiểu và xin quy y theo Bụt và nguyện sẽ yểm trợ cho chánh pháp trên con đường khó khăn sắp tới.
- Chương 44 : Tứ đại tan rã rồi tứ đại lại kết hợp
* Một hô Bụt được cho biết đại dức Nanda, em cùng cha khác mẹ với Bụt, không cảm thấy hạnh phúc trong đời sống tại gia, nhớ người yêu cũ. Bụt đi thiền hành cùng Nanda và chỉ tay về hướng bà lão đang chống gậy đi trước và nói rằng "Bà già này hồi trẻ chắc chắn có nhan sắc. Nhan sắc Kalyani rồi cũng sẽ tàn tạ trong vòng vài mươi năm. Trong khi đó sự nghiệp giác ngộ của em có thể đem lại ánh sáng và niềm an lạc từ thế hệ này sang thế hệ khác". Nanda nói Bụt thôi đi, em biết rồi, em sẽ chăm lo tu tập.
* Mùa mưa năm nay Bụt an cư trong giảng đường Kutagara ở Vesali vương quốc Magadha, do các vương tử trong bộ tộc Licchavi vận động xây cất trong vài năm. Một hôm tin tức từ Sakya báo đến, quốc vương Suddhodana bệnh nặng, truyền Bụt về gặp mặt lần cuối, Bụt đi ngày bằng xe ngựa cùng với Anuruddha, Nanda, Ananda và Rahula cùng lên xe với Bụt. Sau đó hơn hai trăm vị tu sĩ cũng khởi hành để về Kapilavatthu để làm lễ trà tỳ.
* "Phụ vương năm nay đã tám mươi hai rồi, phụ vương hãy thở thật nhẹ, thật dài và mỉm cười. Không có gì quan trọng bằng hơi thở của phụ vương, chúng con cũng đang thở theo phụ vương đây". Vua nhìn Bụt và mọi người, ngài mỉm cười rồi thở, không ai dám khóc lóc lúc này. Ngài nói "Thấy rõ được cuộc đời là vô thường, và con người muốn có hạnh phúc thì không nên tham đắm vào vòng ái dục. Hạnh phúc là cuộc sống thanh thản, bình dị và có tự do". Bụt cầm tay vua trong tay mình, bụt khai thị "Phụ vương hãy nhìn con, nhình Nanda, nhìn Rahula. Phụ vương hãy nhìn cây cối màu xanh qua các cửa sổ. Sự sống còn tiếp tục. Sự sống vẫn còn thì phụ vương vẫn còn tiếp tục sống trong con, trong Nanda, trong Rahula, trong tất cả mọi loài. Sắc thân hiện thời là do tứ đại kết hợp. Tứ đại tan rã rồi kết hợp hoài hoài. Phụ vương đừng có vị sự tan rã của một thân tứ đại mà nghĩ rằng sự sống chết có thể ràng buộc được ta. Sắc thân của Rahula đây cũng là săc thân của phụ vương vậy". Bụt ra hiệu cho Rahula đến nắm tay ông nội trong hai tay mình, một nụ cười nở rất vui trên môi của vị quốc vương sắp băng hà.
* Vua muốn tìm người kế vị, Mahanama tâu Nanda nên là người tiếp theo, Nanda nhìn Bụt cầu cứu, cả hoàng hậu Gotamin cũng vậy, Bụt mới nói "Em Nanda cần tu học thêm mới có đủ các đức tính kiên trì và dũng cảm. Người phù hợp nhất lên ngôi cửu ngũ là Mahanama vì có chí khí lớn và cũng đã có năm năm hầu cận phụ vương". Mahanama chắp tay thối thác nhưng trước sự ủng hộ của mọi người nên đã tuân lệnh nhà vua, Bụt sẽ nâng đỡ nhà vua mới trong thời gian đầu.
* Nhà vua mỉm cười yếu ớt, nhưng vẻ mặt của ngài an hòa và mãn nguyện, rồi ngài nhắm mắt qua đời, hoàng hậu Gotami và công nương Yasodhara khóc lên thành lời, các quan cũng vậy, Bụt vuốt mắt cho vua, đặt hai tay vua cho ngay ngắn và đứng dậy. Người ra hiệu cho mọi người nín khóc và bảo theo dõi hơi thở để hộ niệm cho vua. Lễ trà tùy của quốc vương được tổ chức bảy hôm sau đó. Bụt đứng lên đi ba vòng rồi tự tay châm lửa cho hỏa đàn.
* Sau lễ đăng quang của Mahanama, Bụt ở lại giáo hóa thêm ba tháng thì thái hậu Gotami đến tu viện Nigrodha gặp Bụt để xin gia nhập tăng đoàn, tuy nhiên còn nhiều khúc mắc nên Bụt không chấp nhận và cần đợi thêm thời gian. Tuy vậy thái hậu rất quyết tâm nên đã tập hợp hơn 50 con cháu gái trong dòng họ, kinh thành muốn xuất gia và hành trình đến Vesali để gặp Bụt và xin gia nhập.
- Chương 45 : Cánh cửa phương tiện
Một buổi sáng đại đức Ananda gặp lệnh bà Gotami và hơn 50 cô gái đứng xếp hàng dài bên ngoài tịnh xá của Bụt, tất cả đều cạo trọc đầu, mặc áo vàng, chân không mang dép và bị trầy xước, chảy máu do đi đường xa đến. Ananda hỏi và nhận được thỉnh cầu của Gotami lên Bụt cho họ xuất gia và tu học như tăng đoàn. Đây là điều đã đến lúc cần quán chiếu, nên Bụt triệu các đồ đệ lớn để tham vấn và đưa ra quyết định. Từ đó pháp chế tám điểm ra đời mở ra cánh cửa phương tiện để các ni cô được tu học như tăng thầy, dù rằng pháp chế có thể thấy ngay sự thiếu cân bằng của ni trong việc cộng tu nhưng đó là phương tiện để giúp nữ giới xuất gia một cách hòa hợp trong hoàn cảnh xã hội bấy giờ vốn trọng nam khinh nữ. Đồng thời Gotami là thái hậu, mẹ của Bụt nên cần giảm bớt quyền hành trong việc đối nhân xử thế với các thầy tu khác dưới Bụt. Như vậy đã có giáo đoàn bốn chúng:Chúng nam khất sĩ (bikkhu), chúng nữ khất sĩ (bikkhuni), giới nam cư sĩ (upasaka) và giới nữ cư sĩ (upasika).
- Chương 46 : Nắm lá simsapa
Tu viện Trúc Lâm (Venuvana) ở Rajagaha, tu viện Trùng Các (Kutagarasala) ở Vesali và tu viện Kỳ Đà Cấp Cô Độc (Jetavana) ở Savathi đã trở nên ba trung tâm hành đạo và hoằng pháp lớn. Mùa an cư thứ 6, 7, 8 người an cư một mình ở các nơi khác nhau, mùa thứ 9 người đến Komsabi là thị trấn nhỏ thuộc vương quốc Vamsa, nơi đây có một tu viện nằm trong khu vườn lớn gọi là Ghosira, cũng là tên của một vị thương gia giàu có tài trợ.
Một hôm dưới bóng cây simsapa, Bụt cằm trong tay một nắm lá simsapa và hỏi các vị đệ tử "Lá trong tay tôi nhiều hay lá trong rừng nhiều?", các vị khất sĩ đáp "lá trong rừng nhiều", Bụt tiếp "Cũng như thế đó các vị khất sĩ. Những điều tôi biết do thực chứng thì nhiều, nhưng những điều tôi đem ra dạy quý vị thì ít. Tại sao thế? Tôi chỉ dạy cho quý vị những gì thực sự có ích cho công trình tu tập của quý vị mà thôi...". Sở dĩ Bụt hỏi vậy là do có một số vị tu sĩ hay hỏi về các vấn đề như siêu hình. Trong đó có Malunkyaputta, thầy thường hỏi Bụt các câu hỏi như vũ trụ này là hữu biên hay vô biên? Hữu hạn hay vô hạn? Nhiều lần hỏi mà Bụt không trả lời, thầy quyết chí hỏi cho bằng được, và còn đe dọa sẽ bỏ giáo đoàn nếu Bụt không trả lời, còn nếu không biết Bụt cứ nói là không biết. Bụt khai thị "Hồi thầy xuất gia, tôi có hứa sẽ giảng cho thầy những câu hỏi như thế không? Không. Vậy sao bây giờ thầy lại đặt điều kiện với tôi? Nếu một người bị trúng mũi tên độc, không cho ông thầy thuốc rút tên và đắp thuốc mà lại hỏi chất độc gì, ai bắn, tôi bị thương tình trạng nào, vì sao người ta lại bắn, thử hỏi người đó còn sống tiếp được không? Người xuất gia cũng vậy, những điều cần phải biết và phải hành là những điều căn bản mà tôi đã và đang dạy các thầy, còn những cái khác không có ích cho việc tu học nên tôi không nói tới". Malunkyaputta vô cùng hối lỗi và đã sám hối với Bụt.
Năm ấy ở Komsabi xảy ra tranh chấp giữa một vị kinh sư và một vị luật sư tại tu viện Ghosira. Kéo theo các học trò vào cuộc, làm phân hóa giáo đoàn, đến tai Bụt đã nhắc nhở từng vị cần hiểu chánh kiến của người kia nhưng hai người vẫn chưa giảng hòa. Tình hình căng thẳng đến mức phải tổ chức một buổi giảng hòa do Bụt chủ trì, nhưng cả hai nói rằng họ đã lớn và tự có thể xử lý việc này, xin Bụt hãy an nhiên tự tại, Bụt im lặng và đi an cư một mình sau đó qua nhiều nơi, sau đó người đến rừng Rakkhita.
- Chương 47 : Cứ theo chánh pháp mà hành trì
Tại rừng Rakkhita, dưới bóng cây sala, Bụt đang buồn về chính các đệ tử của minh không chịu nghe lời, sự buồn giận đang che mất tâm trí của họ. Bụt an cư tại đây ở mùa thứ mười, với một đàn voi, sau đó Bụt đến tu viện Cấp Cô Độc ở Savathi. Bụt quét sân thay Ananda để thầy đi sắp xếp sự vụ, vì có 2 đoàn khất sĩ ở Komsabi đang kéo về tu viện để mong Bụt xá tội. Thầy Sariputta hỏi Bụt nên hành xử thế nào? Bụt nói cứ theo chánh pháp mà hành sự, các thầy lớn khác lại kéo nhau tới hỏi Bụt, Bụt lại nhắc lại, nghĩa là tông trọng cái đúng của mỗi bên. Khi 2 thầy đang tranh chấp tiến vào xin gặp Bụt, thầy Ananda nói rằng hai thầy đã làm Bụt buồn thì không cần phải đến gặp Bụt làm gì, hãy tự xử lý với nhau là được. Thế là vị kinh sư lạy vị luật sư, vị luật sư thấy vậy cũng lạy vị kinh sư, cả hai cùng bỏ qua. Lúc này tăng đoàn mới yên ổn và chúng cư sĩ mới cúng dường lại cho 2 đoàn khất sĩ của hai thầy kia.
- Chương 48 : Rơm phủ lên bùn
Đại đức Mahakassapa đề nghị mở một cuộc họp gồm các đệ tử lớn của Bụt mục đích là để ngăn chặn sự vụ tương tự đã xảy ra ở Komsabi. Sau bốn ngày hội thảo và góp ý, đệ trình lên Bụt duyệt Thất diệt tránh pháp là phương pháp đưa tới sự hòa giải, nguyên tắc sống chung hòa hợp trong tăng đoàn, tu viện.
Bụt ở lại tu viện Jetavana trong sáu tháng nữa, sau đó người về Rajagaha. Trên đường về, người ghé lại thăm cây Bồ đề. Người cũng ghé lại Uruvela để thăm mấy anh em Svastika và cho chú xuất gia theo tăng đoàn và gặp Rahula.
- Chương 49 : Con hãy học hạnh của đất
Rahula bây giờ chỉ mới là một vị sadi (samanera), đúng hai mươi tuổi mới được thọ giới khất sĩ. Giới luật sadi có mười điều, giới luật khất sĩ hiện đã có đến 120 điều, giới cư sĩ - tại gia có 5 điều. Lúc đầu không hề có giới luật tuy nhiên các trường hợp đáng tiếc xảy ra nên đã ra đời giới luật để nhắc nhở và ngăn chặn việc quy phạm, cấm kỵ trong tu hành. Trường hợp vi phạm đầu tiên là thầy Sudina, con của một gia đình giàu có nhưng không có người nối dõi để thừa kế gia tài, một hôm thầy được mời về nhà thọ trai và bị bố mẹ than thở về việc nối dõi, thầy đành lòng chiều ý bằng việc nối lại với vợ cũ để sinh con, sau đó bị mọi người trêu chọc là "Ba của Hạt Giống". Bốn giới đầu là bốn giới căn bản (sát sanh, trộm cắp, nói dối, nhục dục), phạm vào sẽ tự động mất giới thể, không còn được công nhận là khất sĩ nữa, phạm vào các điều còn lại thì có thể sám hối.
Chú Rahula được ở với thầy Sariputta và gần Bụt nên được dạy rất nghiêm. Một hôm vì ham chơi, chú không dám nói thật với thầy, dẫn đến nói dối đến 4 lần nhưng vẫn bị lộ ra, Bụt biết liền gọi đến dạy trong khi rửa chân.
Rửa chân xong, Bụt đổ nước đi, nhưng người giữ lại một ít nước trong chậu, rồi hỏi Rahula "Nước trong chậu nhiều hay ít?", "Lạy bụt, nước trong chậu còn rất ít:, "Con nên biết đó, Rahula. Những người nói dối thì căn lành không còn lại bao nhiêu, ít như nước trong chậu này."
Rahula nín thinh. Bụt lại đổ hết nước trong chậu đi và hỏi: "Rahula, con có thấy ta đổ hết nước trong chậu đi rồi không?", "Con có thấy", "Đối với những người còn tiếp tục nối dối, thì thiện căn sẽ mất hết như chiếc chậu không có nước này".
Bụt lại úp chiếc chậu, người hỏi "Rahula, con có thấy cái chậu bị úp lại không?", "Lạy Bụt, con có thấy", "Nếu ta không tu tập chánh ngữ, nhân cách ta cũng sẽ bị đảo lộn như cái chậu này."
Bụt nói: "Rahula, cho nên không nên nói dối bao giờ, dù là để đùa cợt. Con có biết một tấm gương là dùng để làm gì không?", "Lạy Bụt, tấm gương dùng để soi mặt mình", "Cũng vậy đó Rahula, con phải quán sát hành động, tư tưởng và lời nói của con như người soi gương vậy".
Một hôm Bụt và đoàn khất sĩ đi ngang qua cánh đồng rất lớn do người nông dân triệu phú Bharadvaja làm chủ. Chận đường Bụt, ông ta nói "Chúng tôi là nông dân, chúng tôi phải cày sâu cuốc bẫm, bỏ phân, chăm bón và gặt hái mới có được gạo ăn, còn các vị không làm gì cả, không sản xuất gì hết mà các vị cũng ăn. Các vị không có ích lợi gì cho đời cả. Các vị không cày, không cuốc, không gieo trồng, không bỏ phân, không chăm bón, không gặt hái.."
Bụt bảo Bharadvaja: "Có chứ, chúng tôi cũng có cày, cuốc, gieo trồng, bỏ phân, chăm bón và gặt hái. Hạt giống của chúng tôi là niềm tin. Đất của chúng tôi là chân tâm. Cày của chúng tôi là chánh niệm. Mùa màng của chúng tôi là sự hiểu biết và thương yêu. Điền chủ! Nếu không có niềm tin, sự hiểu biết và lòng thương yêu thì cuộc đời sẽ khô cằn và đau khổ lắm. Chúng tôi cũng gieo trồng và gặt hái như điền chủ"
Vị điền chủ rất thích thú lời Bụt nói, bèn kêu gia nhân mang thức ăn lên để cúng dường Bụt. Bụt bảo "Tôi thuyết pháp không phải với mục đích là được cúng dường. Các vị khất sĩ không đổi giáo pháp với phẩm vật cúng dường. Nếu điền chủ muốn cúng dường, xin để đến hôm khác". Vị điền chủ cảm phục. Ông lạy xuống và xin được quy y với Bụt.
Sau mùa an cư ấy, Bụt lại đi hành hóa về phía Tây Bắc và trở về Savathi, một buổi sáng đi khất thực, Rahula đi sau Bụt, nhưng tâm trí không an trú hay hỏi những câu đại loại như nếu Bụt không xuất gia thì bây giờ Bụt ở đâu, mình sẽ làm gì? Bỗng nhiên nghe Bụt hỏi "Rahula, con có theo dõi hơi thở và chánh niệm không?", cậu im lặng, Bụt dạy "Muốn an trú trong chánh niệm thì phải duy trì hơi thở có ý thức. Trong khi đi khất thực, ta phải thực tập thiền quán. Ta có thể quán chiếu về tính cách vô thường và vô ngã đã tạo nên vạn vật. Những yếu tố đó là sắc, thân, cảm thọ, tri giác, tâm ý và nhận thức. Nếu ta duy trì hơi thở có ý thức thì ta có thể tiếp tục việc thiền quán ngay trong khi ta đi khất thực, và ta không rơi vào tình trạng thất niệm." Nói xong, Bụt quay lại và tiếp tụ đi , mọi người được sách tấn đều nắm lấy hơi thở và chánh niệm, đi một lúc Rahula tách ra, thấy vậy Svastika cũng tách theo, Rahula nói rằng mình vừa bị Bụt khiển trách nên mình sẽ không khất thực nữa mà sẽ tìm bóng cây để sám hối. Biết tâm ý của Rahula, Bụt thấy đã đến lúc cần truyền đạo lý thức tỉnh cho Rahula, sau giờ thọ trai, thầy Sariputta gọi Rahula đi gặp Bụt, Bụt nói:
"Này Rahula, con hãy học hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên đất nhứng thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ, hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rở, cũng không chán ghét tủi nhục. Cũng như thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con."
"Con hãy học theo hạnh của nước. Khi người ta giặt rửa những thứ dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại nên học hạnh của lửa. Lửa đốt cháy mọi thứ, kể cả những thứ dơ bẩn, vậy mà lửa cũng không vì thế mà thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại cũng nên học hạnh của không khí. Không khí thổi đi các thứ mùi, mà vẫn không thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường."
"Con hãy tu tập lòng Từ để đối trị giận hờn. Lòng Từ là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách đem lại niềm vui cho kẻ khác. Từ chính là thứ tình thương không có điều kiện và không chờ đợ sự đền đáp.
Con hãy tu tập lòng Bi để đối trị tàn ác. Lòng Bi là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách làm vơi đi sự đau khổ nơi người khác. Bi cũng là thứ tình thứ tình thương không có điều kiện và cũng không chờ đợi sự đền trả.
Con lại phải tu tập lòng Hỷ để đối trị sự ganh ghét. Lòng Hỷ là lòng vui phát sinh từ khả năng vui theo cái vui của người khác và niềm ước ao làm sao để người khác được an vui, mong cho kẻ khác được thành công và hạnh phúc.
Con lại nên tu tập lòng Xả để đối trị kỳ thị và vướng mắc. Lòng Xả là tâm niệm thanh thoát và cởi mở đạt được do sự nhận thức về tính cách tương quan bình đẳng giữa mọi loài; cái này như thế này vì cái kia như thế kia, mình và người không phải là hai thực thể riêng biệt, không nên ghét bỏ cái này để đi nắm bắt một cái khác.
Rahula, Từ Bi Hỷ Xả là bốn tâm tư lớn, rộng rãi không có bờ bến và cũng đẹp đẽ không cùng, đó là gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Tu tập theo phép này thì mình trở nên một suối nguồn mát mẽ đem lại sinh lực và niềm vui cho tất cả vũ trụ."
Rahula, con lại phải quán chiếu về vô thường để phá trừ ảo tưởng về cái "ta". Con phải quán chiếu về tính sinh diệt và thành hoại của thân thể để hiểu sâu về sống chết và để thoát ly tham dục, và nhất là con phải tập quán niệm hơi thở. Quán niệm hơi thở sẽ đem lại nhiều thành quả, lợi lạc lớn".
- Chương 50 : Một vốc cám rang
Năm nay mất mùa lớn, vị thương gia Ghosira lại đi nơi khác buôn bán mà quên mất việc tài trợ cho mùa an cư. Các khất sĩ đi khất thực nhiều khi không có thực phẩm vì dân cũng đói do mất mùa. Thấy vậy đại đức Moggallana đề nghị với Bụt là giáo đoàn nên di cư về Uttarakuru ở miền Nam để tiếp tục mùa an cư vì ở đó không có nạn đói. Bụt không chấp nhận, người nói nếu ta bỏ đi thì không thể chia sẽ được khó khăn và thông cảm với người dân nơi đây.
Một hôm đại đức Ananda đi khất thực về được một om mùn cưa, thầy nhóm bếp và rang lên thành cám rang và dâng lên Bụt, thấy cảnh vậy ai cũng xót xa. Mùn cưa đó chính là cám của cho ngựa ăn mà một thương gia gần đó nói với thầy Ananda là khi nào khất thực không có hãy ghé qua lấy, thực tế cũng lấy lại từ suất ăn của ngựa, thầy dặn các thầy khác khi nào khất thực không có mới nên lấy. Cuối mùa an cư, vị thương gia về tới và biết các khất sĩ bị đói thì tỏ ra rất biết lỗi, ôn ta làm lễ thọ trai rất lớn và tặng cho tăng đoàn áo mới.
Mùa an cư thứ 13 Bụt ở trên núi đá Calika, năm nay thầy Meghiga được làm thị giả cho Bụt. Thầy tự thú có nhiều lúc tu tập một mình ngoài sân, tư tưởng tạp loạn và ái dục nỗi dậy trong tâm. Bụt khai thị "Biết sống một mình không có nghĩa là sống không có bạn đạo. Gần gũi bạn bè mà chỉ để trò chuyện phù phiếm thì không có lợi cho sự tu tập và làm mất thời giờ; nhưng gần gũi bạn hữu để nâng đỡ và chỉ dẫn cho nhau trong việc thực tập là một điều cần thiết đó là ý nghĩa của những tiếng "quay về nương tựa Tăng".
Bụt dạy đại đức, một khất sĩ cần hội đủ 5 điều kiện: "Thứ nhất là có thiện trí thức, tức là những bạn đồng tu có trí tuệ và đạo hạnh đủ để hướng dẫn mình. Thứ hai là phải có giới luật để giúp mình an trú trong chánh niệm. Thứ ba là phải có cơ hội học hỏi giáo pháp. Thứ tư là phải chuyên cần. Thứ năm phải có sự hiểu biết. Ngoài ra muốn điều phục ái dục, sân hận và si mê, thầy phải phải thường xuyên thực thực tập Cửu tưởng quán, từ bi quán, vô thường quán và tùy tức quán. Bốn quán này có công năng đưa đến giải thoát và giác ngộ."
- Chương 51 :
- Chương 52 :
- Chương 53 :
- Chương 54 :
- Chương 55 :
- Chương 56 :
- Chương 57 :
- Chương 58 :
- Chương 59 :
- Chương 60 :
- Chương 61 :
- Chương 62 :
- Chương 63 :
- Chương 64 :
- Chương 65 :
- Chương 66 :
- Chương 67 :
- Chương 68 :
- Chương 69 :
- Chương 70 :
- Chương 71 :
- Chương 72 :
- Chương 73 :
- Chương 74 :
- Chương 75 :
- Chương 76 :
- Chương 77 :
- Chương 78 :
- Chương 79 :
- Chương 80 :