Phan Vũ - MIS Analyst
Phan Vũ - MIS Analyst
I. JOB DESCRIPTION
Chuyên Viên Phân Tích Hệ Thống Quản Lý
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHAN VŨ – KHỐI PHAN VŨ MIỀN BẮC - HO CHI MINH
JOB DESCRIPTION
Chức năng:
- Theo dõi, phân tích hoạt động công ty phù hợp với các quy trình, kế hoạch kinh doanh, mục tiêu được Ban Tổng Giám đốc phê duyệt,
- Thúc đẩy khắc phục, phòng ngừa và cải tiến hiệu quả, giảm rủi ro cho các quá trình hoạt động.
Mục tiêu:
- Đảm bảo phát hiện được các rủi ro không hoàn thành kế hoạch kinh doanh của công ty từ kết quả hoạt động hàng ngày của hệ thống.
- Cải tiến liên tục hiệu quả hoạt động các quá trình và thúc đẩy các quá trình vận hành như kỳ vọng.
Phạm vi: hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, không bao gồm hệ thống tài chính kế toán.
Trách nhiệm:
- Phân tích và mô hình hóa hệ thống quản lý, các quá trình quản lý dưới hình thức sơ đồ logic, lưu đồ, mô tả văn bản, mô hình dữ liệu, tính toán mô phỏng.
- Xác định mục tiêu kiểm soát, điểm kiểm soát, xây dựng cách thức đo lường, phương pháp đo lường để kiểm soát các quá trình kinh doanh, đảm bảo phát hiện các biến động vượt biên chấp nhận của kết quả quá trình.
- Cập nhật định kỳ mô hình hoạt động và theo dõi hàng tuần bộ chỉ số đo lường hoạt động chuỗi cung ứng, phân tích và phát hiện các rủi ro có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng kế hoạch kinh doanh của công ty. Cảnh báo cán bộ quản lý những rủi ro phát hiện được.
- Phân tích các điểm không phù hợp (NC) của hệ thống quản lý, truy tìm nguyên nhân gốc và phối hợp tổ chức khắc phục, phòng ngừa.
- Xem xét, đánh giá các nghiệp vụ, quá trình hoạt động cụ thể để xác định các điểm thắt cổ chai, rủi ro tiềm tàng, từ đó áp dụng các phương pháp tư duy sáng tạo để cải tiến hiệu quả hoạt động của quá trình.
- Truyền thông, truyền cảm hứng và thúc đẩy nhận thức về hệ thống quản lý, tư duy chất lượng, vai trò của thông tin trong hoạt động cho CB-CNV trong quá trình tiếp xúc làm việc.
Quyền hạn: Tiếp cận hệ thống thông tin quản trị của công ty (MIS).
Tuyến báo cáo: Phó Tổng Giám đốc – Phụ trách Phòng Hoạch định và Quản lý chuỗi cung ứng.
JOB REQUIREMENTS
Ưu tiên:
- Đam mê áp dụng kiến thức quản lý vào thực tiễn. Lấy kết quả thực tế làm thước đo hoạt động.
- Được đào tạo bài bản về khoa học quản lý, hiểu các trường phái, công cụ quản lý phổ biến.
- Bền bỉ, vượt khó trong tìm hiểu hoạt động thực tế, thu thập dữ liệu.
- Giao tiếp tốt, hiệu quả, khiếu hài hước.
Không ưu tiên:
- Lý thuyết, giáo điều, hàn lâm.
- Thiếu năng lực đọc, nghiên cứu các báo cáo, tài liệu, tạp chí chuyên ngành về khoa học quản lý, hệ thống quản lý chất lượng.
- Thiếu nền tảng lý thuyết về khoa học quản lý.
Yêu cầu năng lực:
- Tư duy hệ thống, suy luận logic.
- Kiến thức nền tảng tốt về khoa học quản lý, hiểu rõ BSC, ISO 9001, Lean, TQM và các tư duy về quản lý chất lượng SPC, 6 Sigma, 5S, Kaizen.
- Tiếng Anh đủ tốt để đọc hiểu tài liệu nghiên cứu chuyên ngành quản lý, SCM và quản lý chất lượng.
- Kỹ năng giao tiếp thật sự tốt và hiệu quả.
- Sử dụng thành thạo các chức năng phân tích nâng cao của Excel, nền tảng phân tích thống kê vững chắc, hiểu biết về xác suất và ngẫu nhiên; có thể sử dụng các phần mềm phân tích, thống kê như Tableau, SPSS, Minitab... hoặc phần mềm giả lập đơn giản như Crystal Ball.
- Kinh nghiệm: Tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực: tư vấn hệ thống quản lý, kiểm soát nội bộ, chuyên viên phân tích hệ thống, chuyên viên phân tích thống kê, chuyên viên cải tiến, chuyên viên nghiên cứu thị trường... hoặc tương đương.
- Tốt nghiệp đại học liên quan đến Quản lý hoặc Khoa học, Kỹ thuật (STEM) có định hướng hệ thống điều khiển như: Quản trị kinh doanh, Tài chính – Kế toán, Cơ điện, Điện – Điện tử, CNTT, Công nghệ sinh học, Toán, Toán Tin...
- Ưu tiên kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ lập trình thống kê như R, Python và thao tác với cơ sở dữ liệu như SQL.
Thông tin khác:
- Thu nhập: Thỏa thuận theo năng lực.
- Địa điểm làm việc: Q.Tân Bình, Tp.HCM
- Chế độ làm việc: giờ hành chính, 5 ngày/tuần và theo yêu cầu công việc.
- Chế độ đãi ngộ: Thưởng cuối năm, Lễ, Tết và đột xuất khác.
II. ABOUT COMPANY
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHAN VŨ – KHỐI PHAN VŨ MIỀN BẮC - HO CHI MINH
1. Lĩnh vực kinh doanh
- CỌC BÊ TÔNG LY TÂM: Cọc bê tông ly tâm, Cọc cừ ván, Cọc Nodular, Cọc vuông dự ứng lực, Cọc vuông thường
- CẤU KIỆN BÊ TÔNG ĐÚC SẴN
- TẤM TƯỜNG EUROWALL
- CẤU KIỆN HẠ TẦNG GT
- Dự án công nghiệp: 1)Nhà máy điện gió Ba Tri - Hòa Bình - Trà VInh - Đông Hải. 2) Điện mặt trời Ninh Phước, Phú Yên. 3) Nhiệt điện Vĩnh Tân, Sông Hậu. 4) Nhà xưởng, Nhà kho.
- Dự án dân dụng: Chung cư, khu dân cư, khu đô thị, TT thuong mại, bệnh viện
- Dự án cảng: Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, Cái Mép, Vân Phong
- Hạ tầng: Đường day điện Phú Quốc, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, đê kè bảo vệ
- Xuất khẩu: Cọc ép
2. Mô hình tổ chức
- Thành lập: 1996
a) Cấu trúc tổ chức
- Trụ sở : HCM (kiem khoi mien nam)
- VP Ban TGD
- Khối Miền Bắc
- Khối KD-K.Thuật
- Khối thi công - SX
- Khối QT - Tài chính
b) Sơ đồ tổ chức
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị: Phan Khắc Long
Phó tổng giám đốc MB: Trần Vũ Anh Tuấn
Trưởng phòng nhân sự M.BAC: Nguyễn Trà My
c) Công ty thành viên
- Hà Nội
- Hà Nam
- Hải Dương
- Thanh Hóa
- Quảng Bình
- Đà Nẵng
- Gia Lai
- Đồng Nai
- Bình Dương
- TP.HCM
- Long An
- Cần Thơ
3. Chứng nhận
- Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm liền
- ISO 9001-2015; ISO 901-2008
- Các chứng nhận về sản phẩm
4. Đối tác
- Cotecion, Novaland, Phu My Hung, Hung Thinh, Hoa Binh
- Sacomreal, Nguyen Kim, Becaamex
5. Sự kiện nổi bậc
- Năm 2015: Phan Vũ Group cùng với Japan Pile và VJ Myanmar thành lập Asia Pile Holdings có trụ sở tại Tokyo - Nhật Bản. Tập đoàn Asia Pile Holdings hoạt động trên phạm vi toàn Châu Á.
III. KNOWLEDGE
Yêu cầu năng lực:
- Tư duy hệ thống, suy luận logic.
- Kiến thức nền tảng tốt về khoa học quản lý, hiểu rõ BSC, ISO 9001, Lean, TQM và các tư duy về quản lý chất lượng SPC, 6 Sigma, 5S, Kaizen.
- Tiếng Anh đủ tốt để đọc hiểu tài liệu nghiên cứu chuyên ngành quản lý, SCM và quản lý chất lượng.
- Kỹ năng giao tiếp thật sự tốt và hiệu quả.
- Sử dụng thành thạo các chức năng phân tích nâng cao của Excel, nền tảng phân tích thống kê vững chắc, hiểu biết về xác suất và ngẫu nhiên; có thể sử dụng các phần mềm phân tích, thống kê như Tableau, SPSS, Minitab... hoặc phần mềm giả lập đơn giản như Crystal Ball.
- Kinh nghiệm: Tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực: tư vấn hệ thống quản lý, kiểm soát nội bộ, chuyên viên phân tích hệ thống, chuyên viên phân tích thống kê, chuyên viên cải tiến, chuyên viên nghiên cứu thị trường... hoặc tương đương.
- Tốt nghiệp đại học liên quan đến Quản lý hoặc Khoa học, Kỹ thuật (STEM) có định hướng hệ thống điều khiển như: Quản trị kinh doanh, Tài chính – Kế toán, Cơ điện, Điện – Điện tử, CNTT, Công nghệ sinh học, Toán, Toán Tin...
- Ưu tiên kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ lập trình thống kê như R, Python và thao tác với cơ sở dữ liệu như SQL.
1) BSC (Balanced Scorecard)
BSC hay tiếng Việt là thẻ điểm cân bằng, với bốn viễn cảnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển đã giúp cho các nhà quản lý có được bức tranh cân bằng về hiệu quả hoạt động hiện tại cũng như các nhân tố là động lực tăng trưởng cho tương lai.
1.1) Đo lường hiệu suất và nhu cầu về SBC
1.2) Khởi đầu
1.3) Sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn và chiến lược
1.4) Bản đồ chiến lược
1.5) Tạo ra các thước đo hiệu suất
1.6) Đặt ra mục tiêu và ưu tiên sáng kiến
1.7) Phân tầng thẻ điểm cân bằng để thiết lập sự liên kết về mặt tổ chức
1.8) Sử dụng thẻ điểm cân bằng để phân bổ nguồn lực một cách chiến lược.
1.9) Mối liên kết thêm của thẻ điểm cân bằng: Sự đãi ngộ và quản trị doanh nghiệp
1.10) Báo cáo kết quả của thẻ điểm cân bằng
1.11) Duy trì SBC
1.12) Những ý tưởng cuối cùng về sự thành công của thẻ điểm cân bằng.
2) ISO 9001 (International Organization for Standardization)
- là hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL - mô hình) để đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.
2.1) Các nguyên tắc
- Hướng vào khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của mọi thành viên
- Tiếp cận theo quá trình
- Cải tiến liên tục
- Quyết định dựa trên sự kiện
- Hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp.
2.2) Quy trình xây dựng HTQLCL
* Giai đoạn 1: Phân tích tình hình và hoạch định
- Sự cam kết của lãnh đạo
- Lập kế hoạch thực hiện, thành lập ban chỉ đạo, nhóm công tác
- Chọn tư vấn bên ngoài (nếu có)
- Xây dựng nhận thức chung về ISO 900 trong doanh nghiệp
- Đào tạo về xây dựng hệ thống tài liệu
- Khảo sát hệ thống hiện có
- Lập kế hoạch thực hiện chi tiết
* Giai đoạn 2: Viết các tài liệu của HTQLCL
- Viết tài liệu
- Phổ biến, đào tạo
* Giai đoạn 3: Thực hiện và cải tiến
- Công bố áp dụng
- Đánh giá chất lượng nội bộ
* Giai đoạn 4: Chứng nhận
- Tiếp xúc với tổ chức chứng nhận: Quacert (Việt Nam), BVQi, Global (Anh), DNV (Nauy), SGS-ICS (Thụy Sĩ), TUV-Cert (Đức), AFAQ-ASCert (Pháp), QMS (Úc)
- Đánh giá sơ bộ
- Đánh giá chính thức (tài liệu và áp dụng)
- Quyết định chứng nhận (phạm vi, lĩnh vực, địa bàn --> 3 năm hoặc vĩnh viễn)
- Giám sát sau chứng nhận và đánh giá lại (định kỳ hoặc đột xuất, sau 3 năm sẽ đánh giá lại)
--> Công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp: UKAS (Anh), RvA (Hà Lan)
2.3) Hệ thống tài liệu:
- Sổ tay chất lượng: thông tin thống nhất dùng cho trong và ngoài
- Kế hoạch chất lượng: miêu tả cách thức áp dụng
- Yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn: Tài liệu công bố
- Các thủ tục, chỉ dẫn công việc và bản vẽ: miêu tả cách thức tiến hành
- Hồ sơ: cung cấp bằng chứng khách quan về hoạt động đã thực hiện được hay kết quả đạt được.
2.4) Sổ tay chất lượng
* Phần 1: Nêu vấn đề chung của tổ chức
- Danh sách người giữ sổ
- Mục lục/nội dung
- Tỉnh trạng sửa đổ sổ tay
- Các định nghĩa nếu thích hợp
- Giới thiệu về công ty
- Giới thiệu sổ tay chất lượng
- Chính sách chất lượng và mục tiêu chiến lược của tổ chức
- Sơ đồ các quá trình của tổ chức
* Phần 2: Mô tả các yếu tố của HTQLCL, viện dẫn tài liệu kiểm soát các quá trình tổ chức
* Phần 3: Phụ lục và dữ liệu bổ trợ
2.5) Trách nhiệm của lãnh đạo
- Cam kết lãnh đạo (xây dựng, thực hiện, cải tiến thường xuyên HTQLCL)
- Hướng vào khách hàng: Xác định và thực hiện các yêu cầu của khách hàng
- Chính sách chất lượng
- Hoạch định: Mục tiêu chất lượng & hoạch định HTQLCL
- Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin (có đại diện của lãnh đạo)
- Xem xét của lãnh đạo (định kỳ xem xét HTQLCL, đầu vào - đầu ra)
2.6) Tạo sản phẩm
- Hoạch định việc tạo sản phẩm
- Mục tiêu chất lượng và yêu cầu đối với sản phẩm
- Quá trình, tài liệu, nguồn lực
- Kiểm tra xác nhận, xác nhận sử dụng, theo dõi, kiểm tra và thử nghiệm, chuẩn mực chấp nhận
- Hồ sơ
- Các quá trình liên quan đến khách hàng
- Xác định yêu cầu liên quan đến SP
- Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm
- Trao đổi thông tin với khách hàng
- Thiết kế và phát triển
- Hoạch định thiết kế và phát triển (TK&PT)
- Đầu vào của TK&PT
- Đầu ra của TK&PT
- Xem xét TK&PT
- Kiểm tra TK&PT
- Kiểm tra xác nhận của TK&PT
- Xác nhận giá trị sử dụng của TK&PT
- Kiểm soát thay đổi của TK&PT
- Mua hàng
- Quá trình mua hàng
- Thông tin mua hàng
- Kiểm tra, xác nhận sản phẩm mua vào
- Sản xuất và cung cấp dịch vụ (SX&CCDV)
- Kiểm soát SX&CCDV
- Xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình SX&CCDV
- Tài sản khách hàng
- Bảo toàn sản phẩm
- Nhận biết, xếp dỡ, bao gói, lưu giữ, bảo quản
- Kiểm soát phương tiện, theo dõi và đo lường
- Việc theo dõi và đo lường cần thực hiện
- Phương tiện cần thiết
- Tiến hành theo dõi và đo lường
- Kiểm soát phương tiện đo
2.7) Đo lường, phân tích và cải thiện
- Khái quát
- Chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm
- Đảm bảo sự phù hợp của HTQLCL
- Thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của HTQLCL
- Đo lường và theo dõi
- Sự thỏa mãn của khách hàng
- Đánh giá nội bộ
- Theo dõi và đo lường các quá trình
- Theo dõi và đo lường sản phẩm
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
- Thủ tục, tài liệu về kiểm soát, trách nhiệm và quyền hạn.
- Xử lý sản phẩm không phù hợp
- Hồ sơ
- Xử lý hậu quả
- Phân tích dữ liệu
- Xác định, thu thập và phân tích các dữ liệu về sự thích hợp và hiệu lực của HTQLCL để cả tiến
- Cung cấp các thông tin về sự thỏa mãn của khách hàng, sự phù hợp của sản phẩm, đặc tính và xu hướng của các quá trình và sản phẩm, thông tin về người cung ứng
- Cải tiến
- Cải tiến thường xuyên tính hiệu quả của HTQLCL
- Hành động khắc phục
- Hành động phòng ngừa
2.8) Đánh giá sự phù hợp
a) Xem xét mức độ mà thực thể có khả năng đáp ứng yêu cầu quy định, cụ thể là các đối tượng sau:
- 1 sản phẩm (bao gồm cả dịch vụ)
- 1 hoạt động hay 1 quá trình
- 1 tổ chức, 1 hệ thống hay con người
- Tổ hợp các đối tượng trên
b) Các bên đánh giá
- Bên thứ 1: người cung cấp tự đánh giá đối tượng của mình
- Bên thứ 2: khách hàng tiến hành đánh giá
- Bên thứ 3: do tổ chức trung gian. Có thể là thử nghiệm, giám định, công nhận tùy theo cách thức và nội dung đánh giá. Kết quả là cấp chứng cho bên thứ 1.
c) Hình thức đánh giá:
- Tự công bố
- Chứng nhận: SP, hệ thống QL, kỹ thuật viên chuyên ngành
- Giám định: chất lượng, số lượng, giá cả --> ISO 17020
- Thử nghiệm, hiệu chuẩn.
3) Lean
a) Định nghĩa:
- Sản xuất tinh gọn
- Cung cấp những gì khách hàng cần ngay khi khách hàng muốn, đúng số lượng cần thiết, với mức giá phù hợp, trong khi đó vẫn tối ưu bằng cách sử dụng tối thiểu nguyên vật liệu, thiết bị, nhà xưởng, nhân công và thời gian.
b) Các nhân tố: (áp dụng cho tất cả các phòng ban, các hoạt động trong toàn công ty)
- Thông lượng: phải di chuyển, không để ùn ứ, thông lượng càng cao thì càng tốt. Phải tìm cách để tạo ra thông lượng (đơn hàng, giảm bán thành phẩm trên chuyền, thanh lý hàng tồn...)
- Tồn kho: là lãng phí tiền bạc (chiếm chỗ, dư thừa). Không nhất thiết phải bắt công nhân làm 100 thời gian chỉ để tồn kho, tạo nút thắt cổ chai.
- Chi phí: phù hợp để có được lợi nhuận, phải phân bổ hợp lý dựa trên quy trình cải tiến bên dưới để xác định chi phí nào giải quyết điểm hạn chế. Sai lầm của cải tiến là cứ tập trung chi phí, nguồn lực cho một hoạt động/phương diện để tạo ra sự mất cân đối trên toàn hệ thống (dư thừa, tạo nút thắt cổ chai).
c) Quy trình cải tiến LEAN
- Bước 1: Xác định (các) điểm hạn chế của hệ thống
- Bước 2: Quyết định cách khai thác (các) điểm hạn chế của hệ thống.
- Bước 3: Bố trí mọi thứ khác lệ thuộc vào quyết định trên
- Bước 4: Nâng cấp điểm hạn chế của hệ thống
- Bước 5: Cảnh báo !!! Nếu trong các bước trên, một điểm hạn chế được giải quyết, trở lại bước 1, nhưng không được để quán tính gây ra một điểm hạn chế khác cho hệ thống.
*** Điểm hạn chế ví dụ như "nút thắt cổ chai"
d) Châm ngôn:
"Alex, anh không thể hiểu được ý nghĩa của năng suất, trừ phi anh biết rõ mục tiêu là gì. Chừng đó anh đang bày rất nhiều trò chơi với số má và chữ nghĩa mà thôi" _ JONAH __The Goal.
"Sức mạnh của sợi dây xích nằm ở mắt xích yếu nhất"
"Tốc độ của dòng người di chuyển được quyết định bởi người người chậm nhất"
4) TQM (Total Quality Management)
Tất cả thành viên trong công ty đều tham gia hoạt động chất lượng, bao gồm 3 module:
- Kaizen
- 5S
- Nhóm cải tiến QCc (Quality Control Circle)
5) SPC (Statistical Process Control)
- Kiểm soát quá trình bằng thống kê: Đầu vào - Quá trình - Đầu ra
- Phương án lấy mẫu: không kiểm tra - Lấy mẫu (cở mẫu, trình tự lấy, tần suất) - 100%
- AQL: Mức chất lượng chấp nhận được - Bảng ANSI / ASQC Z1.4
- 7 công cụ thống kê:
• Phiếu kiểm soát (Check sheets): Thu thập dữ liệu
• Lưu đồ (Flow Charts.): chỉ ra quy trình thực hiện, hướng dẫn trình tự thực hiện
• Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram): Tìm nguyên nhân vấn đề (5M + 1E)
• Biểu đồ Pareto (Pareto chart): vấn đề nào là quan trọng đáng kể
• Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram): sự lặp lại các giá trị
• Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram): sự tập trung các biến tại giá trị mẫu nào đó, suy luận và dự đoán quy luật để có biện pháp ứng phó.
• Biểu đồ kiểm soát (Control Chart): Những dấu hiệu vượt khỏi phạm vi; hiệu chỉnh quá trình; xác định năng lực quá trình
6) 6 Sigma
Do Bob Galvin, CEO hãng Motorola đề cập:
a) Nội dung cơ bản
- Thật sự tập trung vào khách hàng
- Dữ liệu và quản lý dữ liệu thực tế
- Tập trung vào quản lý và cải tiến quá trình
- Nhà quản lý cần tập trung vào các vấn đề cần ưu tiên
b) Các công cụ
- Quản lý bằng công cụ thống kê
- Cải tiến liên tục
- Thiết kế và thiết kế lại
- Quản lý theo quá trình
- Phân tích những sự đối lập
- Phiếu ghi nhận tài chính
- Lắng nghe tiếng nói của khách hàng
- Suy nghĩ sáng tạo
- Các cuộc thử nghiệm thiết kế
c) Cấp độ sigma
Số TT | Cấp độ Sigma | Lỗi trong 1 triệu sản phẩm | Lỗi tính theo phần trăm |
1 | Một Sigma | 690.000 | 69% |
2 | Hai Sigma | 308.000 | 30,8% |
3 | Ba Sigma | 66.800 | 6,68% |
4 | Bốn Sigma | 6.210 | 0,621% |
5 | Năm Sigma | 230 | 0,023% |
6 | Sáu Sigma | 3,4 | 0.0003% |
d) Phương pháp DMAIC (Define - Measure - Analyse - Improve - Control)
7) 5S
Tiếng Nhật
| Tiếng Anh
| Tiếng Việt
| Ý nghĩa
|
Seiri
| Sort
| Sàng lọc
| Chọn và loại bỏ những thứ không cần thiết
|
Seiton
| Systematize/Stabilize
| Sắp xếp
| Sắp xếp các đồ vật đúng chỗ
|
Seiso
| Sweep/Shine
| Sạch sẽ
| Khu vực làm việc luôn luôn được vệ sinh
|
Seiketsu
| Sanitize/Standardize
| Săn sóc
| Duy trì nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp
|
Shitsuke
| Self-discipline/Sustain
| Sẵn sàng
| Thực hiện 4S trên một cách tự giác và tập thể
|
8) Kaizen
a) Hoạt động cải tiến & Cải tiến liên tục
b) Ứng dụng để cải tiến:
- Hướng về nhà quản lý:
- Gemba walk (đi hiện trường - Taiichi Ohno):
1. “Nhân viên không làm những gì người quản lý mong đợi, họ chỉ làm những gì người quản lý kiểm tra”
2. “Đừng chỉ nhìn bằng mắt hãy đi xuống hiện trường. Đừng chỉ suy đoán , hãy thực hành"
3. “Dữ liệu thì quan trọng và hiện trường và thực tế quan trọng hơn"
4. “Ai mà không hiểu những con số thì thật vô ích. Ở hiện trường mà những con số không được hiển thị thì cũng tệ không kém. Tuy nhiên, người mà chỉ nhìn vào con số rồi kết luận còn tệ hơn."
1.Xác định tiêu chuẩn tại line sản xuất
a.Kết quả ( performance)
b.Qui trình ( process)
c.Phương pháp ( method)
2.Xác định trực quan tại line sản xuất
a.Tình trạng ( state)
b.Vấn đề ( Issue)
c.Tiêu chuẩn ( standard)
- Tiêu chuẩn hóa: Bài học một điểm (OPL - One Point Lession) - Checksheet - SOP (Standard Operating Procedure) - Tiêu chuẩn (Standardize)
- SDCA (Standardize - Do - Check - Act) và PDCA (Plan - Do - Check - Act)
- Horenso (báo cáo - liên lạc - thảo luận)
- Hướng về phương tiện sản xuất: nâng cấp trang thiết bị, máy móc, đo lường
- Hướng về phương pháp SX: JIT, Jidoka, Lean
c) Chất lượng
- Kiểm tra chất lượng liên quan đến con người
- Quản lý quá trình ở trước (ngược dòng)
- TQC hướng về khách hàng
- Tiêu chuẩn hóa kết quả: Visualization (kết quả - quy trình - phương pháp ==>Trực quan: trạng thái - vấn đề - tiêu chuẩn)
9) Tổng kết về chất lượng
a) Để có chất lượng tuyệt hảo:
- TQM: Quản lý chất lượng toàn diện
- SPC: 7 công cụ thống kê
- COQ: Quản lý chi phí chất lượng (Cost of Quality: CP phù hợp : ngăn ngừa & thẩm định - CP ko phù hợp: hư hỏng bên trong & bên ngoài)
- 1 hệ thống chất lượng (chứng chỉ)
- Benchmarking: học hỏi và áp dụng
- QFD: Triển khai chất lượng chức năng (Quality Functional Deployment)
b) Các hệ thống chất lượng
- ISO 900X
- TQM: Kaizen, 5S, QCc
- Q_BASE: cơ bản cho xí nghiệp SMEs
- Tiêu chuẩn "Giải thưởng chất lượng" ở các nước, khu vực:
- Malcolm Baldrige: Mỹ 1987
- Deming: Nhật (10 tiêu chí)
- GTCL Châu Âu: 1991
- GTCL Việt Nam (5 giải bạc và 5 giải vàng)
c) Đánh giá chất lượng dựa vào
- Sản phẩm: 8
- Tính năng chính
- Tính năng đặc biệt
- Độ tin cậy
- Độ phù hợp
- Độ bền
- Độ tiện lợi
- Tính thẩm mỹ
- Nhận thức
- Dịch vụ: 5
- Độ tin tưởng
- Độ phản hồi
- Sự bảo đảm
- Sự cảm thông
- Sự hữu hình
d) Thuật ngữ chất lượng :
- Làm đúng ngay từ đầu
- Làm việc theo quá trình
- Tiếp cận theo hệ thống
- Ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu
- 3P: Product - Price - Promotion
- Zero defect: PPM - Planning - Prevention - Monitoring
- 5M + 1E: Men - Material - Measure - Methood - Machine - Environment
- 5R of Unquanity: Reject - Rework - Return - Recall - Regret (Bỏ đi - Làm lại - Quay lại - Thu hồi lại - Hối tiếc)
e) Vận hành hoàn hảo doanh nghiệp
- 01. Mô hình kinh doanh
- 02. Quản lý năng lực
- 03. Quản lý mục tiêu
- 04. Tiêu Chuẩn & Trực quan
- 05. Quản lý hàng ngày
- 06. Quản lý SDCA & PDCA
- 07. Quản lý Nguồn lực
- 08. Quản lý cải tiến
10) SCM (Supply Chain Management)
”Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) đề cập đến việc phối hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa những người tham gia trong chuỗi cung ứng để đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa khả năng đáp ứng hiệu quả cho thị trường được phục vụ” -Michael Hugos
Logistics là 1 phần của Supply Chain Management. Logistics là các hoạt động trong phạm vi của 1 tổ chức nhất định còn Supply Chain là mạng lưới liên kết giữa các công ty làm việc cùng nhau.
Logistics truyền thống tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho. Supply Chain Management còn bao gồm cả: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng.
11) Chức năng phân tích nâng cao của Excel
- Thiết kế tính toán tự động để khi nhập các biến đầu vào sẽ hiển thị kết quả, cảnh báo màu sắc.
- Các hàm Sum, Avg, Vlook up, Hlook up
- Filter data , sort và hiển thị sumTitle
- Vẽ biểu đồ: cột, tròn, line
--> Tổng hợp các bước trên tạo Dashboard giúp visualization (trực quan)
- Pivot table : các hàng và cột
- VBA để nhập liệu, tính toán, hiển thị theo ý muốn.
12) Xác suất thống kê
a) SPSS:
(viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) là một phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê, được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng
b) Crystal Ball
Crystal Ball là một chương trình phân tích rủi ro và dự báo với giao diện người dùng rất thân thiện và dễ sử dụng. Crystal Ball dử dụng các đồ thị trong phân tích và minh họa các báo cáo nhằm giúp loại trừ các yếu tố bất định khi ra quyết định.
Thông qua sức mạnh mô phỏng, Crystal Ball đã trở thành công cụ hiệu quả trong tay của những người ra quyết định. Crystal Ball có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi như “Liệu chúng ta có thiếu hụt ngân sách nếu chúng ta xây dựng công trình này?” hay “Khả năng của dự án này kết thúc đúng thời hạn là bao nhiêu?” hoặc “Khả năng chúng ta đạt được mức lợi nhuận này là bao nhiêu?”. Với công cụ Crystal Ball, bạn sẽ trở thành người ra quyết định chính xác, hiệu quả và tự tin hơn.
Crystal Ball rất dễ học và sử dụng, để bắt đầu bạn chỉ cần tạo một bảng tính mới và lập mô hình bài toán trên đó, sau đó thực hiện một số khai báo các thông số cho chương trình và bắt đầu mô phỏng. Kỹ thuật mô phỏng này gọi là mô phỏng Monte Carlo, Crystal Ball sẽ dự báo toàn bộ dãy kết quả có thể của một tình huống cho trước và đồng thời cung cấp thêm các thông tin về mức tin cậy của dự báo đó, do đó ta có thể dự đoán được khả năng xuất hiện của một sự kiện nào đó.
c) Tableau (xem nguồn)
Tableau là phần mềm hỗ trợ phân tích và trực quan hóa dữ liệu(Data Visualization), được dùng nhiều trong ngành BI(Business Intelligence). Cũng giống như Excel, Tableau giúp tổng hợp các dữ liệu nhưng ở một cấp độ cao hơn khi chuyển những liệu này từ các dãy số thành những hình ảnh, biểu đồ trực quan.
Một số tính năng của Tableau có thể liệt kê như:
- Biên dịch các truy vấn thành những hình ảnh, biểu đồ
- Nhập dữ liệu với kích thước lớn, quản lý siêu dữ liệu
- Hỗ trợ tạo các truy vấn bằng thao tác đơn giản
- Phân tích dữ liệu với BigData
- Xây dựng các Business Dashboard từ đơn giản đến phức tạp
- Quản lý các dữ liệu hoạt động (Data Stories)
- Mô phỏng và phân tích dữ liệu
- Phân tích theo thời gian
- Chia sẻ, kết nối thông qua các ứng dụng trực tuyến thời gian thực
Nếu so sánh giữa Excel và Tableau Data Visualization có thể thấy rất nhiều cải tiến. Đây có lẽ cũng là phần nào lý do mà ngày nay những công cụ phân tích và trực quan dữ liệu như Tableau được khuyến khích sử dụng hơn so với Excel.
d) Minitab (xem nguồn)
13) STEM (xem nguồn)
STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
14) Ngôn ngữ lập trình thống kê
- R (xem nguồn) : R do Ross Ihaka và Robert Gentleman tạo ra[2] tại Đại học Auckland, New Zealand, đến nay do R Development Core Team chịu trách nhiệm phát triển. Tên của ngôn ngữ một phần lấy từ chữ cái đầu của hai tác giả (Robert Gentleman và Ross Ihaka), một phần cũng là cách chơi chữ từ tên S[3].
R là một công cụ rất mạnh cho học máy, thống kê và phân tích dữ liệu. Nó là một ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ R là một platform-independent do đó chúng ta có thể sử dụng nó cho bất kỳ hệ điều hành nào. Việc cài đặt R cũng miễn phì vì thế chúng ta có thể sử dụng mà không cần phải mua bản quyền.
- Basic Statistics – Mean, variance, median.
- Static graphics – Basic plots, graphic maps.
- Probability distributions – Beta, Binomial.
- Python (nguồn)
Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, cấp cao, mạnh mẽ, được tạo ra bởi Guido van Rossum. Nó dễ dàng để tìm hiểu và đang nổi lên như một trong những ngôn ngữ lập trình nhập môn tốt nhất cho người lần đầu tiếp xúc với ngôn ngữ lập trình. Python hoàn toàn tạo kiểu động và sử dụng cơ chế cấp phát bộ nhớ tự động. Python có cấu trúc dữ liệu cấp cao mạnh mẽ và cách tiếp cận đơn giản nhưng hiệu quả đối với lập trình hướng đối tượng. Cú pháp lệnh của Python là điểm cộng vô cùng lớn vì sự rõ ràng, dễ hiểu và cách gõ linh động làm cho nó nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lý tưởng để viết script và phát triển ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ở hầu hết các nền tảng.
Python được dùng ở đâu?
Lập trình ứng dụng web: Bạn có thể tạo web app có khả năng mở rộng (scalable) được bằng cách sử dụng framework và CMS (Hệ thống quản trị nội dung) được tích hợp trong Python. Vài nền tảng phổ biến để tạo web app là: Django, Flask, Pyramid, Plone, Django CMS. Các trang như Mozilla, Reddit, Instagram và PBS đều được viết bằng Python.
Khoa học và tính toán: Có nhiều thư viện trong Python cho khoa học và tính toán số liệu, như SciPy và NumPy, được sử dụng cho những mục đích chung chung trong tính toán. Và, có những thư viện cụ thể như: EarthPy cho khoa học trái đất, AstroPy cho Thiên văn học,... Ngoài ra, Python còn được sử dụng nhiều trong machine learning, khai thác dữ liệu và deep learning.
Tạo nguyên mẫu phần mềm: Python chậm hơn khi so sánh với các ngôn ngữ được biên dịch như C++ và Java. Nó có thể không phải là lựa chọn tốt nếu nguồn lực bị giới hạn và yêu cầu về hiệu quả là bắt buộc. Tuy nhiên, Python là ngôn ngữ tuyệt vời để tạo những nguyên mẫu (bản chạy thử - prototype). Ví dụ, bạn có thể sử dụng Pygame (thư viện viết game) để tạo nguyên mẫu game trước. Nếu thích nguyên mẫu đó có thể dùng C++ để viết game thực sự.
Ngôn ngữ tốt để dạy lập trình: Python được nhiều công ty, trường học sử dụng để dạy lập trình cho trẻ em và những người mới lần đầu học lập trình. Bên cạnh những tính năng và khả năng tuyệt vời thì cú pháp đơn giản và dễ sử dụng của nó là lý do chính cho việc này.
- SQL (nguồn)
SQL là viết tắt của Structured Query Language là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc. Nó là một ngôn ngữ, là tập hợp các lệnh để tương tác với cơ sở dữ liệu. Dùng để lưu trữ, thao tác và truy xuất dữ liệu được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu quan hệ. Trong thực tế, SQL là ngôn ngữ chuẩn được sử dụng hầu hết cho hệ cơ sở dữ liệu quan hệ. Tất cả các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDMS) như MySQL, MS Access, Oracle, Postgres và SQL Server… đều sử dụng SQL làm ngôn ngữ cơ sở dữ liệu chuẩn.
IV. QUESTIONARE